Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

HỒ SƠ CẦN CÓ KHI CƠ QUAN THUẾ CÓ CÔNG VĂN KIỂM TRA THUẾ GTGT


Với mong muốn phần nào giúp các chủ Doanh nghiệp, kế toán có cái nhìn tổng quan về việc chuẩn bị cho công tác kiểm tra thuế, chúng tôi xin chia sẻ một số hồ sơ DN nên chuẩn bị nếu cơ quan thuế có công văn kiểm tra thuế

I/ KIỂM TRA THUẾ LÀ GÌ?

Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.

Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi người nộp thuế không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

Hiện nay, Khi cơ quan thuế có Công văn kiểm tra Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

II/ Tài liệu Kiểm tra chi tiết số thuế GTGT:
a) Kiểm tra về thuế suất:
Tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, lĩnh vực hoạt động, dự án xác định hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, chịu thuế 0%, 5% và 10%.
Đối chiếu với các căn cứ quy định để xác định đúng thuế suất thuế GTGT. 
Vậy Doanh nghiệp cần lập Bảng kê theo từng loại thuế suất thuế GTGT các mặt hàng, dịch vụ => đã kê khai thuế trong kỳ

b) Kiểm tra về doanh thu tính thuế GTGT:
Đối chiếu doanh thu kê khai thuế GTGT, doanh thu kê khai thuế TNDN để xác định chênh lệch có gắn với các hành vi về kê khai thiếu thuế GTGT hoặc kê khai thiếu thuế TNDN hay không?
Vậy, các DN cần lập Bảng đối chiếu giữa doanh thu kê khai thuế GTGT và thuế TNDN, giải trình rõ lý do chênh lệch.

c) Kiểm tra Thời điểm lập hóa đơn GTGT 
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thời điểm ghi nhận doanh thu khác nhau được quy định tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC
Ví dụ: Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Để kiểm tra nội dung này, cơ quan thuế sẽ kiểm tra chọn mẫu các trường hợp lập hóa đơn GTGT trong năm khai thuế.

d) Kiểm tra Thời điểm ghi nhận doanh thu 
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thời điểm ghi nhận doanh thu khác nhau được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTV; Thông tư 96/2015/TT-BTC
Ví dụ: Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

e) Kiểm tra điều kiện và nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Kiểm tra điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Hàng hóa, dịch vụ mua vào trên 20trđ phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Kiểm tra, phát hiện hàng hóa thuộc mặt hàng tiêu dùng qua dối chiếu bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào và bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra hoặc hàng hóa mua vào không thuộc danh mục vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất của DN.

Tham chiếu đến phần kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra TSCĐ và kiểm tra chi phí để xác định số thuế GTGT được khấu trừ.

Kiểm tra việc xác định thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT phân bổ theo tỷ lệ % giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Để kiểm tra nội dung này, cơ quan thuế sẽ kiếm tra  thông quan các chứng từ gốc, sổ sách kế toán, tờ khai thuế & Báo cáo tài chính đã nộp cơ quan thuế của DN

III/ Tài liệu phục vụ Kiểm tra tổng thể về hóa đơn GTGT & thuế GTGT:

- Toàn bộ hóa đơn đầu ra sắp theo các tháng/quý (Theo yêu cầu của cán bộ thuế).
- In thông báo phát hành hóa đơn niêm yết tại doanh nghiệp.
- In tất cả các lần thông báo phát hành hóa đơn (nếu có).
- Phô tô Giấy phép kinh doanh (Các lần nếu có thay đổi).
- In Báo cáo thuế (Bảng kê chi tiết đầu ra).
- In Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn các tháng/quý.
- Phô tô hợp đồng đặt in hóa đơn, biên bản thanh lý, hủy kẽm, mẫu hóa đơn.
- Kiểm tra hóa đơn nếu có sai sót thì gạch chéo hóa đơn cả 3 liên (Trong Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi mục xóa bỏ).
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh Nhà hàng thì cần chú ý khi xuất khách lẻ (Nếu giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì lập bảng kê cuối ngày xuất hóa đơn); Nếu từ 200.000 đồng trở lên thì xuất hóa đơn theo từng lần phát sinh.
- Hóa đơn được ghi theo đúng theo ngày lũy tiến; Không được ghi cách ngày của hóa đơn hoặc ngày của hóa đơn số nhỏ ghi sau ngày của hóa đơn số lớn.

Ví dụ: Ngày 22/8/2018 xuất số hóa đơn 0000068; Ngày 21/8/2018 xuất hóa đơn số hóa đơn 0000069 (Ghi hóa đơn như thế là không đúng).
- Để tránh có sai sót về hóa đơn; doanh nghiệp cần ghi đúng và chính xác để tránh tình trạng bị sai phạm về hóa đơn dẫn đến bị phạt (Mức phạt theo Thông tư 10/2014/TT-BTC, Thông tư 176/2016/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn).

Trên đây là một số gợi ý nhỏ, tuy chưa dầy đủ nhưng mong rằng, phần nào giúp các chủ Doanh nghiệp, kế toán có cái nhìn tổng quan về việc chuẩn bị cho công tác thanh kiểm tra thuế.






Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn