Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Các vấn đề về thuế TNCN cập nhật theo văn bản pháp luật mới nhất tháng 12/2018


Về việc vướng mắc thuế thu nhập cá nhân từ 02 nơi trở lên

Trường hợp cá nhân làm đại lý xổ số ký hợp đồng trực tiếp với Công ty xổ số kiến thiết có số tiền hoa hồng từ việc làm đại lý xổ số trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đại lý xổ số. Cá nhân làm đại lý xố số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nếu phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm trong trường hợp Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa khấu trừ thuế do chưa đến mức phải nộp thuế thì cuối năm cá nhân thực hiện khai thuế vào tờ khai thuế năm theo mẫu số 01/TKN-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính.
Tham khảo công văn số 4807/TCT-DNNVV&HKD,CN ngày 03/12/2018

Về việc vướng mắc chính sách thuế thu nhập cá nhân

- Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Trường hợp cá nhân trong năm có thu nhập không quá 120 triệu đồng/năm nhưng có thu nhập dưới 2 triệu chưa được khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế. Trong trường hợp này, cá nhân có thu nhập phải tự đi quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định.
Tham khảo công văn số 4389/TCT-TNCN ngày 08/11/2018

Về việc chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động

Trường hợp năm quyết toán 2017 Cục Thuế TP Đà Nẵng thực tế đã kiểm tra và xác nhận Công ty CP Cảng Đà Nẵng trích lập quỹ dự phòng tiền lương để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề, Công ty có lập đầy đủ hồ sơ chứng từ việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương trước 31/3/2018, mức dự phòng không quá 17% quỹ lương thực hiện và được chi hết trong 6 tháng đầu năm 2018 thì khoản chi này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Trường hợp năm quyết toán 2017 Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng đã chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi chấn dứt hợp đồng với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, ngoài ra, Công ty còn chi tiền hỗ trợ thêm cho người lao động theo Thoả ước lao động tập thể và Biên bản thống nhất giữa Tổng giám đốc với Chủ tịch Công đoàn Công ty; trường hợp Cục Thuế TP Đà Nẵng kiểm tra và xác nhận khoản chi này thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi, tổng số chi có tính chất phúc lợi trong năm của Công ty không vượt quá 01 tháng lương bình quân theo quy định thì Công ty được hạch
toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Tham khảo công văn số 4706/TCT-DNL ngày 26/11/2018 

Về việc xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN

Trường hợp công ty thuê người lao động là người nước ngoài, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động xin cấp phép được công ty chi trả là trách nhiệm của Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không phải là lợi ích của người lao động) và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Các khoản chi mà Doanh nghiệp chi trả thay cho cá nhân người lao động thì các khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
Tham khảo công văn số 3545/TCT-TNCN ngày 20/9/2018

Lưu ý chính sách về BHXH bắt buộc: các khoản thu nhập tính vào thu nhập đóng BHXH bắt buộc năm 2019:
Căn cứ vào Luật BHXH 2014; Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH; Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam; 
Trong năm 2019, các khoản thu nhập tính vào thu nhập đóng BHXH bắt buộc và không phải tính đóng BHXH bắt buộc như sau:

Các khoản thu nhập thuộc diện phải tính vào thu nhập đóng BHXH bắt buộc gồm:
- Tiền lương;
- Phụ cấp chức vụ, chức danh;
- Phụ cấp trách nhiệm;
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp thu hút;
- Các phụ cấp có tính chất tương tự;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản thu nhập không phải tính vào thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc gồm:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Khoản hỗ trợ xăng xe;
- Khoản hỗ trợ điện thoại;
- Khoản hỗ trợ đi lại;
- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Chế độ BHXH với người lao động tại Việt Nam
Ngày 15/10/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018.
Như vậy, kể từ ngày 01/12/2018, người lao động sẽ thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN và BH tai nạn lao động như sau:
1. Đối với người lao động Việt Nam:
- Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp; 3% vào quỹ bảo hiểm y tế;
Như vậy, tổng cộng các mức đóng từ người sử dụng lao động là 21,5%.
- Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp; 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế;
Như vậy, tổng cộng các mức đóng của người lao động là 10,5%.

2. Đối với người lao động nước ngoài:
- Từ ngày 01/12/2018, Người sử dụng lao động đóng 6,5%, gồm: 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0.5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3% vào quỹ bảo hiểm y tế;
Người lao động đóng 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.
- Từ ngày 01/01/2022, Người sử dụng lao động đồng là 20,5% (gồm có 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất);
Người lao động đóng là 9.5% (gồm có 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất).

Bài viết tham khảo:


Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn