Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Mới nộp bảo hiểm 6 tháng, làm sao để được hưởng chế độ thai sản?


Moi nop BH 6 thang co đuoc huong che do thai san.jpg

Mới nộp bảo hiểm 6 tháng,

 làm sao để được hưởng chế độ thai sản?

 

Trong thực tế, chúng ta gặp không ít trường hợp lao động nữ rất thiệt thòi khi không được hưởng chế độ bảo hiểm xa hội thai sản khi nghỉ sinh con. Do tuổi đời còn khá trẻ, lại làm việc trong điều kiện các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu, nên nhiều khi, biết mang thai rồi, lao động nữ mới được Doanh nghiệp quan tâm đóng bào hiểm xã hội để mong có sự hỗ trợ về tài chính khi mất thu nhập do nghỉ sinh con.

Nhưng khó khăn không chỉ dừng lại ở đó! Nhiều lao động nữ đã phải rất nỗ lực trong công việc để được DN tạo điều kiện, đóng BHXH cho mình. Nhưng đến khi DN lên khai báo với cơ quan bảo hiểm về trường hợp này, DN lại gặp phải rào cản lớn do chưa có kỹ năng giải trình cơ quan bảo hiểm về việc tại sao bây giờ mới ký hợp đông lao động dài hạn, chính thức với lao động nữ này? Người khác sao không được? Tại sao biết họ sắp sinh mới khai báo bảo hiểm?

Nhằm chia sẻ với các lao động nữ trong trường này, và song hành với các doanh nghiệp nhỏ có tấm lòng biết quan tâm với người lao động nữ sắp sinh con, tôi xin có bài viết xoay quanh việc làm rõ việc: Mới nộp bảo hiểm 6 tháng, làm sao để được hưởng chế độ thai sản?

Để trả lời vấn đề này, chúng ta cùng phân tích rõ các khía cạnh sau:

 

I.  Để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, lao động nữ cần đáp ứng yêu cầu pháp luật gì?

 

   Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số 38/QH 2014 - Quy định về “ Điều kiện hưởng chế độ thai sản”:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Vì vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là phải tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Như vậy, lao động nữ “mới đóng BHXH 6 tháng đã sinh”  vẫn thỏa mãn 2 điều kiện trên, nên theo quy định, họ đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản

 

II.  Qua phân tích trên, chúng ta thấy điều quan trọng nhất là cần xem xét kỹ quy định pháp luật về loại hợp đồng lao động nào được tham gia bảo hiểm xã hội:

 

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 2 - Đối tượng áp dụng - Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ; Điều 4, Mục 1 –Mục “ Bảo hiểm xã hội bắt buộc” thuộc Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 như sau:

” Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018)”

Như vậy, theo các quy định này, nếu lao động nữ được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động “không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, thậm chí từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018) => lao động này đủ điều kiện được tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng chế độ thai sản theo quy định.

 

III. Vậy thì tại sao, nhiều cán bộ bảo hiểm này vẫn thắc mắc “tại sao bây giờ mới ký hợp đông lao động dài hạn, chính thức với lao động nữ này? Người khác sao không được? Tại sao biết họ sắp sinh mới khai báo bảo hiểm?”

 Phải chăng họ thác mắc về quy trình xét duyệt việc ký kết hợp đồng lao động của doanh nghiệp đối với đối tượng này chưa được chặt chẽ? Về vấn đề này, chúng ta cần chú ý thêm một số vấn đề sau khi giải trình với cơ quan bảo hiểm nhé: 

Việc lao động nữ này từ hình thức không chính thức trở thành người lao động chính thức hay được ký hợp đồng dài hạn cần được xét duyệt theo một quy trình cụ thế. Thông thường, Trưởng bộ phận của lao động nữ này sẽ trình bày đề xuất ký hợp đồng dài hạn sang Phòng nhân sự. Trưởng phòng nhân sự  trình Hội đồng lao động và xét duyệt lượng của DN. Sau khi hội đồng thông qua, trên cơ sở Quy chế, nội quy lao động của công ty, hồ sơ lao động cá nhân. Giám đốc cần phải ký quyết định về việc điều động, bổ nhiệm hay phân công công việc, công  nhận việc ký hợp đồng lao động dài hạn với vị trí này. Toàn bộ những giấy tờ này sẽ là một phần không thể thiếu trong hồ sơ giải trình với bảo hiểm về sau. 

Khi làm việc với cơ quan bảo hiểm, chúng ta không thể trình bày bằng miệng, chúng ta cần lập File hồ sơ có danh mục tài liệu rõ ràng,  sắp xếp khoa học gồm: Bộ hồ sơ lao động, công văn giải trình sự việc để bên cơ quan bảo hiểm họ có cơ sở để giải quyết chế độ thai sản cho nhân viên nữ:

+ Sơ yếu lý lịch;

+ Đơn xin việc;

+ Bằng cấp photo công chứng;

+ Chứng minh thư photo công chứng;

+ Hợp đồng thử việc;

+ Đánh giá nhân sự sau thử việc; bộ hồ sơ xét duyệt lao động chính thức

+ Hợp đồng lao động chính thức và phụ lục hợp đồng (nếu có);

+ Quyết định chuyển công việc (nếu có)

+ Có tên trong bảng tính lương, có chứng từ trả lương (tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng)

+ Có MST TNCN, có tên trong bảng quyết toán thuế TNCN (trong tờ khai quyết toán thuế TNCN 2016 nộp trước ngày 30/3/2017)

+ Công văn giải trình về việc lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi sinh

Ngoài ra, để thuyết phục cơ quan bảo hiểm hơn, chúng ta cần kiểm tra DN đã đăng ký thang bảng lương với sở lao động thương binh xã hội chưa? Công ty có quy chế lương thưởng, quy chế tài chính hay thỏa ước lao động tập thể chưa? Nếu chưa có thì nên bổ sung hoàn thiện đầy đủ.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ chứng từ, chúng ta xin gặp chị ở cơ quan bảo hiểm trình bày, giải trình hợp tình, hợp lý, đồng thời có thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm trả lời bằng văn bản cho trường hợp giải quyết chế độ thai sản nếu không thấy thỏa đáng.

Hãy lưu ý rằng khi cơ quan bảo hiểm “ làm căng”, phần lớn vì họ còn chưa thật sự tin tưởng vào các thông tin chúng ta trình bày và cách giải trình của DN chưa thuyết phục họ, do đó chúng ta cần chú ý xem lại chứng từ, ghi chép thông tin logic để trình bày rõ ràng,  đủ bằng chứng thì họ sẽ hiểu và giải quyết. 

Chúc các lao động nữ có tình huống như trên và DN thành công trong công việc này!

Xem thêm: Gỡ rối về vấn đề Bảo hiểm (Phần 3)



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn