Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

BẢN TIN LUẬT CHỌN LỌC VỀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ THÁNG 9/2019


1. Thông tư 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 30/9/2019, có hiệu lực từ ngày 14/11/2019,  hướng dẫn nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử

Thông tư 68/2019/TT-BTC Ngày 30/9/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Theo đó, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của của người mua, bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài.

Đáng chú ý, trong một số trường hợp, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua; Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua…

Thông tư này cũng cho phép doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay logo để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Ban hành kèm theo Thông tư này là mẫu hiển thị của một số loại hóa đơn để tham khảo.

Bên cạnh đó, người mua (là cơ sở kinh doanh) và người bán có thể thỏa thuận về các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn khi lập hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại và người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không bắt buộc phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

Trên hóa đơn điện tử có các nội dung sau: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; Tên, địa, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế); Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền; Thời điểm lập hóa đơn điện tử…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.

Từ ngày 01/11/2020, Thông tư này:

- Làm hết hiệu lực: Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 191/2010/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Quyết định 1209/QĐ-BTC, Quyết định 526/QĐ-BTC, Quyết định 2660/QĐ-BTC, Thông tư 37/2017/TT-BTC,

- Làm hết hiệu lực một phần Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC.

2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng được miễn lệ phí

Đây là nội dung tại Thông tư 47/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, trường hợp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Với những trường hợp khác, lệ phí như sau:

- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.

- Lệ phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 20.000 đồng/bản…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/9/2019.

3. Công văn số :3612/CV-TCT về việc xác định giá trị doanh nghiệp khi Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp

Công văn này hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản cố định, công cụ lao động, hàng hóa tồn kho của hộ kinh doanh khi đổi thành doanh nghiệp để được hạch toán và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:

Đối với tài sản cố định, công cụ lao động, hàng hóa tồn kho của hộ kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định: Tiếp tục đăng ký trở thành vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp mới thành lập.

Đối với tài sản cố định, công cụ lao động, hàng hóa tồn kho của hộ kinh doanh không có hoặc không đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định: Hộ kinh doanh thực hiện đánh giá lại tài sản.

Doanh nghiệp mới thành lập từ hộ kinh doanh căn cứ vào kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định giá để làm cơ sở ghi sổ kế toán và được tính vào chi phí được trừ (khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ lao động theo quy định) khi xác định thu nhập chịu thuế.

4. Công văn 70837/CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hà Nội ngày 10 tháng 9 năm 2019 về chính sách thuế thu nhập cá nhân đói với khoản bảo hiểm y tế.

Công văn có trả lời của Tổng cục thuế về nội dung “khoản bảo hiểm y tế bắt buộc do người sử dụng lao động mua cho người lao động sẽ được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân còn khoản bảo hiểm y tế tự nguyện người lao động tự mua sẽ không được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người lao động mắc bệnh hiểm nghèo được người sử dụng lao động hỗ trợ tài chính cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo thì khoản hỗ trợ tài chính đó không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm g.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.”

5. TIỀN ĐÓNG BẢO HIỂM ĐƯỢC GIẢM TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNCN

Ngày 10/9/2019, Cục thuế TP. Hà Nội ban hành Công văn số 70837/CT-TTHT hướng dẫn xác định thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) liên quan đến các khoản đóng bảo hiểm của người lao động.

Theo nội dung Công văn này, sẽ giảm trừ thu nhập chịu thuế với:

+ Các khoản đóng bảo hiểm, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

+ Các khoản đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện

Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm)

6. Hướng dẫn xác định ngày lập hóa đơn điện tử của Tổng cục thuế

Ngày 09/9/2019, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 3556/TCT-CS về việc thực hiện hóa đơn điện tử đang được áp dụng hiện nay.

Theo đó, ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Với các trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.

Cụ thể hơn:

Đối với hàng hóa thì ngày lập hóa đơn là thời điểm người bán chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Nếu tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Trường hợp cơ sở kinh doanh lập hóa đơn không đúng thời điểm hoặc có hành vi sử dụng hóa đơn trái pháp luật thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

7. Cục thuế Hà nội Hướng dẫn chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Theo công văn số 75835/CT-TTHT ngày 02/10/2019, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời về chính sách thuế khi sáp nhập doanh nghiệp như sau:- Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại điều 42 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013.

- Khi điều chuyển tài sản từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập thì Công ty bị sáp nhập có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn. Tài sản điều chuyển khi sáp nhập thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT tại tiết b, khoản 7, điều 5 TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Bài viết tham khảo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, THỦ TỤC & KẾ TOÁN THANH LÝ TSCĐ



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn