Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Tư vấn miễn phí

Nguyễn Trà My - 06:56 - 27/09/2018
Câu hỏi: Em là kế toán của một nhà hàng. Hiện em có một số khách hàng thanh toán tiền ăn bằng thẻ tín dụng. Thông thường đến cuối tháng (trong kỳ kê khai thuế, không sang kỳ kê khai thuế sau), nhà hàng sẽ tập hợp các khách hàng không lấy hóa đơn, trong đó có khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng để lập hóa đơn. Việc lập hóa đơn có được phép không ạ? Em được biết theo Thông tư 176, phải lập hóa đơn ngay tại thời điểm khách hàng thanh toán? Em hiện rất lo lắng về việc này, mong admin cho ý kiến hướng dẫn ạ?
Trả lời bởi: Kế toán Hồng Trang - 07:08 - 27/09/2018
1/ THỜI ĐIỂM LẬP HÓA ĐƠN GTGT ĐỐI VỚI NHÀ HÀNG (DN DỊCH VỤ)

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về thời điểm lập hóa đơn GTGT đối với dịch vụ: “Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền’
“..và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính’

2/ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NHÀ HÀNG PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN IN TRỰC TIẾP TỪ MÁY TÍNH TIỀN

Căn cứ:
- Điều 14 Thông tư 39/2014/TT-BTC
- Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC
- Điều 14. Hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền

Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để in và xuất hóa đơn cho khách hàng thì hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền phải có các chỉ tiêu và đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của cơ sở kinh doanh (người bán);
- Tên cửa hàng, quầy hàng thuộc cơ sở kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy hàng);

Khoản 6 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC Bổ sung khoản 2 vào Điều 14 như sau:
“2. Người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, siêu thị và một số hàng hóa, dịch vụ khác có sử dụng hệ thống máy tính tiền, hệ thống cài đặt phần mềm bán hàng để thanh toán thì thực hiện kết nối với cơ quan thuế để gửi thông tin cho cơ quan thuế theo lộ trình triển khai của cơ quan thuế.”
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
- Tên nhân viên thu ngân, số thứ tự của phiếu (là số nhảy liên tục), ngày, giờ in hóa đơn.
- Hóa đơn in từ máy tính tiền phải giao cho khách hàng.
- Dữ liệu hóa đơn in từ máy tính tiền phải được chuyển đầy đủ, chính xác vào sổ kế toán để hạch toán doanh thu và khai thuế giá trị gia tăng theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm không kết chuyển đủ dữ liệu bán hàng từ phần mềm tự in hóa đơn vào sổ kế toán để khai thuế (tức thiếu doanh thu để trốn thuế) thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn kèm theo hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, không phải đăng ký trước số lượng phát hành.

=> NHƯ VẬY, Căn cứ các quy định trên thì thời điểm lập hóa đơn của nhà hàng là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ ăn uống cho khách hàng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa (có thể không trùng thời điểm DN thu tiền hay khách hàng thanh toán)

Nếu DN thực hiện “kết nối với cơ quan thuế “ với máy tính tiền thì hóa đơn dịch vụ phải lập tại các thời điểm trong ngày nhà hàng hoàn thành cung ứng dịch vụ ăn uống cho khách hàng.

Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều lập hóa đơn chưa đúng thời điểm.
Liệu thời điểm lập hóa đơn này có dẫn đến việc tăng số thuế phải nộp? Việc này sẽ bị phạt như thế nào?

3/ THỜI ĐIỂM NỘP THUẾ GTGT
Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời điểm nộp thuế GTGT đối với DN kê khai quý là ngày 30 của tháng tiếp theo quý kê khai.

4/ Các quy định về phạt lập hóa đơn chưa đúng quy định
4.1 Nguyên tắc áp dụng và hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

Theo Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 , tại Điều 3. Nguyên tắc áp dụng và hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:
…5.. Một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn chỉ bị xử phạt một lần.
… Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
11. Trường hợp các hành vi vi phạm về hóa đơn dẫn đến hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.

4.2 Số tiền phạt khi lập hóa đơn không đúng thời điểm:
Căn cứ theo Thông tư 10 /2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và “Điều 11. Về Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thì:

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.

Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).

a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.

=>  Như vậy, việc lập hóa đơn vào cuối tháng các trường hợp đã cung cấp dịch vụ ăn uống trong tháng, bao gồm cả trường hợp khách hàng có sử dụng và không sử dụng thẻ tín dụng đều chưa phù hợp với quy định pháp luật.

=> Việc sai phạm này không được quy định tại Thông tư 176/2016/TT-BTC (sửa đổi Thông tư 10/2014/TT-BTC) mà quy định tại các thông tư như đã trích dẫn phần trên

=> Theo quy định, sai sót do lập hóa đơn không đúng thời điểm của nhà hàng không dẫn đến “khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ…”; nên cơ quan thuế có thể sẽ áp dụng mức phạt tối thiểu 4.000.000 đồng cho các hóa đơn lập sai (Một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn chỉ bị xử phạt một lần.).

--

Nguyễn Hồng Trang

Giảng viên chính/ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Trung tâm đào tạo kỹ năng kế toán EDUBELIFE
Tổng giám đốc/ Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty CP đào tạo kỹ năng tài chính EDUBELIFE
Mobile: 036 82 99999
Email: hongtrang.edubelife@gmail.com
-----------------------------------------------
Office: Phòng 207, số 14 Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội                    
Hotline: 0166 838 6163

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn