Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Tư vấn miễn phí

Hồng Gấm - 06:51 - 22/11/2018
Câu hỏi: Các bác cho em hỏi.  Bên e có 1 công trình từ năm 2016. Đến t1 năm nay mới hoàn thiện. Bên em đã xuất 2 hóa đơn cho năm 2016 và 1 hóa đơn vào tháng 1 năm 2018 (tổng đã xuất 3 hóa đơn). Tất cả đều đã kê khai thuế. Đến giờ do khách chưa thanh toán hết tiền cho công trình này. Nên sếp kêu em làm.điều chỉnh giảm thành tiền của 2 hóa đơn. 1 cái của năm 2016 và 1 cái của 2018 Vấn đề em đang phân vân là nếu bây giờ điều chỉnh giảm giá trị của hóa đơn 2016. Thì em sẽ làm biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh. Đồng thời em phải làm lại cả BCTC 2016 và thuế của 2016. Và việc điều chỉnh doanh thu như thế thì bên em có bị rủi do gì không?  Trên biên bản điều chỉnh em nên nếu lí do điều chỉnh là gì để không bị thuế soi ạ Em mong nhận được tư  vấn của các chuyên gia trong nghề ạ.
Trả lời bởi: Kế toán Hồng Trang - 06:54 - 22/11/2018

Việc điều chỉnh giảm hóa đơn, bản chất điều chỉnh giảm về doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp là một trong những vấn đề được cơ quan thuế quan tâm đặc biệt trong các cuộc thanh kiểm tra thuế. Bởi lẽ, cơ quan thuế luôn nghi ngờ, mang tính nghề nghiệp rằng: DN đang có dấu hiệu trốn 2 khoản thuế lớn này. Do vậy, nếu quyết định điều chỉnh giảm hóa đơn từ các năm trước, bạn nên chú ý:

1. NGHIÊN CỨU KỸ CƠ SƠ PHÁP LÝ VỀ VIỆC NÀY:

Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC “3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho

người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát

hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai

sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng

hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế

đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

2. LẬP BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT CẦN CHÚ Ý:

+ Làm rõ LÝ DO việc điều chỉnh sai sót này LÀ KHÁCH QUAN. Đối với TH của DN em, việc khách quan này thể hiện việc DN đã chấp hành việc lập hóa đơn đúng thời điểm theo quy định tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, kể cả trong trường hợp khách hàng chưa thanh toán. Nếu không làm rõ được tính chất khách quan của việc điều chỉnh này thì nên dừng lại bạn ạ. Vì nếu hành vi này không khách quan, là mong muốn chủ quan, thì DN sẽ bị coi như có dấu hiệu “trốn thuế” – hành vi bị phạt rất năng theo quy định pháp luật (phạt từ 3 đến 5 lần số thuế trốn, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Điều 161 Bộ Luật hình sự)

+ Giá trị điều chỉnh giảm càn làm rõ: “Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…”. Đối với lĩnh vực xây lắp, việc điều chỉnh giảm cần có hồ sơ hồ sơ giải trình giảm chi tiết kèm theo như Khối lượng điều chỉnh giảm là gì? Giá trị điều chỉnh giảm chi tiết các hạng mục? Việc giảm này có ảnh hưởng đến chất lượng công trình như 2 bên đã cam kết không?...

+ Việc lập hóa đơn điều chỉnh giảm được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC; việc kê khai điều chỉnh tăng giảm cần thực hiện theo các quy định hướng dẫn tại Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Trên đây là một số gợi ý nhỏ của tôi. Mong bạn và DN tìm được hướng giải quyết đúng đắn.

--
Nguyễn Hồng Trang

Giảng viên chính/ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Trung tâm đào tạo kỹ năng kế toán EDUBELIFE
Tổng giám đốc/ Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty CP đào tạo kỹ năng tài chính EDUBELIFE
Mobile: 036 82 99999
Email: hongtrang.edubelife@gmail.com
-----------------------------------------------
Office: Phòng 207, số 14 Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội                    
Hotline: 036 838 6163

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn