Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Tư vấn miễn phí

Đoàn Thị Thúy - 06:56 - 28/06/2018
Câu hỏi: Các chuyên gia giúp em hướng dẫn em cách hạch toán chênh lệch tỷ giá trong những trường hợp sau với ạ: TH1. Ngày 7/9, thanh toán TTR 7.267$ x 22765 = 165.433.255 Ngày 12/9 hàng về, trị giá hàng về em thường hạch toán theo tờ khai là : 5.307 x 22690 = 120.415.830 TH2. Ngày 13/10, thanh toán 4.472 x 22755 = 101.760.360 Ngày 19/10 hàng về, trị giá 4.750 x 22685 = 107.753.750 Vậy trong từng TH này thì chuyên gia hướng dẫn em cách hạch toán chênh lệch tỷ giá theo từng lần hàng về với ạ (Lý do chênh lệch làTH1 là hàng về ko đủ so với dự kiến đặt hàng, TH2 là hàng về bổ sung thêm ạ ) Em cảm ơn ạ
Trả lời bởi: Kế toán Hồng Trang - 09:27 - 28/06/2018
Cám ơn em đã tin tưởng, chia sẻ với chúng tôi!

Hiện nay, có 2 văn bản pháp lý chúng ta cần chú ý khi hạch toán tỷ giá hàng nhập khẩu

THỨ NHẤT: Khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC . Sửa đổi, bổ sung Điều 27 sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014”

…”3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

…- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”

THỨ HAI: Căn cứ hướng dẫn hạch toán TK 331 theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22tháng 12 năm 2014

c) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:

 

- Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).

Em lưu ý thêm giá trị hàng hóa nhập kho cần được tính theo tỷ giá ngân hàng thương mại chứ không phải tỷ giá hải quan. Vì: Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản

KẾT LUẬN:

Vậy trong cả 2 lần, ngày 12/9 & 12/10, em cần hạch toán theo  tỷ giá giao dịch thực tế  - tỷ giá bán của chính ngân hàng thương mại DN đã mua ngoại tệ để thanh toán trước cho người bán nước ngoài, nhưng tạo thời điểm nhập hàng (ngày 12/9 & 12/10) em nhé!

Phần chênh lệch tỷ giá trên TK 331 được hạch toán vào TK 635 hoặc 515 theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC

Em có thể tham khảo thêm bài viết: Kế toán hàng Xuất nhập khẩu theo tỷ giá nào?

Chúc em hoàn thành tốt công việc!!!


--

Nguyễn Hồng Trang

Giảng viên chính/ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Trung tâm đào tạo kỹ năng kế toán EDUBELIFE

Tổng giám đốc/ Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty CP đào tạo kỹ năng tài chính EDUBELIFE

Mobile: 01668 2 99999

Email: hongtrang.edubelife@gmail.com

-----------------------------------------------

Office: Phòng 207, số 14 Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội                    

Tel: 024 6687 1188 - 0166 838 6163

Web: ketoanhongtrang.vn


Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn