1.Tại sao phải Kiểm tra kế toán:
Kiểm tra kế toán là công việc hết
sức quan trọng trong công tác kế toán, kiểm tra kế toán giúp ngăn ngừa các hành
vi tiêu cực, chống tham ô lãng phí góp phần đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn
của doanh nghiệp.
2.Khái niệm Kiểm tra kế toán:
Kiểm tra kế toán bao gồm kiểm tra
trong nội bộ doanh nghiệp và kiểm tra của cơ quan quản lý chức năng của Nhà
nước. Đối với kiểm tra trong nội bộ đơn vị thì do đơn vị tự xây dựng chương
trình, kế hoạch và phạm vi kiểm tra để đảm bảo công tác kế toán, tài chính thực
hiện đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên Nhà nước chỉ quy định về kiểm
tra của các cơ quan cấp trên, cơ quan quản lý chức năng đối với doanh nghiệp.
3. Nội dung cơ bản về kiểm tra kế toán gồm các quy định về thẩm
quyền kiểm tra, nội dung kiểm tra, trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đơn vị được
kiểm tra, như:
- Thẩm quyền kiểm tra kế
toán, như: Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật, tuy nhiên trong một năm thì không quá
một lần kiểm tra cùng một nội dung; Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện
khi có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Nội dung kiểm tra kế
toán, gồm: Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán tại đơn vị:
Nội dung và phương pháp lập chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán tại đơn vị (như tiêu
chuẩn điều kiện người làm kế toán)…
- Quyền và trách nhiệm
của Đoàn kiểm tra kế toán: Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải
xuất trình Quyết định kiểm tra kế toán; Đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu đơn vị
được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế
toán, gồm: Chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác
liên quan trực tiếp đến nội dung kiểm tra (như: Các bản hợp đồng mua bán hàng
hóa và các hồ sơ tài liệu liên quan khác…).
- Quyền và trách nhiệm
của đơn vị được kiểm tra kế toán: Đơn vị được kiểm tra kế toán có trách nhiệm
cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung
kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; Thực hiện
kết luận của đoàn kiểm tra kế toán; Đơn vị được kiểm tra kế toán có quyền từ
chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm
tra trái với quy định; Khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ
quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán.
4. Quy định về kiểm toán
BCTC
Theo quy định tại Điều 34 Luật Kế
toán, BCTC năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải
được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công
khai. BCTC đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại Điều 31 Luật Kế toán phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.
Xem thêm:
Mẫu biểu kiểm kê, thanh lý tài sản cố định
Luật thuế Thu nhập cá nhân