Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí
1. Chi
phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao
dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong
tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.
2. Việc
ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc
chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí
và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc
phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột
với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất
và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.
3. Mỗi
doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. Doanh nghiệp khi đã lựa chọn phương
pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính. Trường hợp áp
dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kế toán phải kiểm kê để xác định giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ.
4. Kế
toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền
lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ...
5. Các
khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật
thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán
thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế
TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
6. Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.