Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Phân tích mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn


Các phân tích nếu chỉ dừng ở việc phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn sẽ không phản ánh hết được chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn của một doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tự tài trợ

Ht =

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

= 1-

Nợ phải trả

Tổng tài sản

= 1 – Hệ số nợ

Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chính càng cao, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốn của các đơn vị này, nhưng chính khi đó doanh nghiệp cũng cần cân nhắc cơ cấu nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí vốn thấp nhất và hệ thống đòn bẩy tài chính của đơn vị có thể khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ. Do đó, mỗi doanh nghiệp căn cứ vào đặc thù kinh doanh của ngành, chính sách tài chính của doanh nghiệp và sự tác động của môi trường kinh doanh để cân nhắc khả năng tự tài trợ, đảm bảo cân đối giữa cấu trúc tài chính của đơn vị với hiệu quả của chính sách tài chính.

+ Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx)

Htx =

Nguồn vốn dài hạn (NVDH)

  Tài sản dài hạn (TSDH)

Hệ số tài trợ thường xuyên (dài hạn) phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản  hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương ứng, hay nói một cách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình thành tài sản theo thời gian. Quan hệ cân đối này đòi hỏi doanh nghiệp không được huy động nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản dài hạn. Do đó, nếu hệ số tài trợ thường xuyên   thì doanh nghiệp luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro thanh toán. Ngược lại, nếu hệ số tài trợ dài hạn< 1 thì sự mất ổn định về tài chính có thể xảy ra, tuy nhiên, thực tế mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh còn lệ thuộc vào đặc thù chu chuyển vốn của đơn vị để xác định khoảng dao động của hệ số tài trợ dài hạn khác nhau. Ví dụ các ngân hàng thương mại đều có thể quy định tỷ lệ nhất định về việc dùng 1 phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn do tính thanh khoản các tài sản của ngân hàng cao và đặc thù kinh doanh về tiền tệ khiến nó đảo vốn khá nhanh. Tính cân đối theo thời gian của nguồn tài trợ với tài sản đầu tư tuỳ thuộc vào sự cân nhắc giữa chi phí vốn huy động với khả năng sinh lời kỳ vọng vốn đầu tư, năng lực sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và đặc biệt là lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của mỗi đơn vị. Giá hay chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội đối với doanh nghiệp và được xác định từ thị trường vốn.Trên góc độ người cung cấp vốn cho doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời kỳ vọng mà họ đòi hỏi khi cung cấp vốn. Mức sinh lời này phải tương thích với mức độ chấp nhận rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi đầu tư vốn. Chính vì vậy, đối với cả nhà cung cấp vốn và doanh nghiệp huy động vốn đều phải cân nhắc giữa lợi ích kỳ vọng với các lợi ích buộc phải từ bỏ khi huy động và đầu tư vốn - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

 - Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu:

“Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu và ngược lại, trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu” càng gần 1, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu

=

Tài sản

Vốn chủ sở hữu

Có thể viết lại chỉ tiêu này theo cách khác như sau:

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

= 1 +

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

 

Như vậy, để giảm “Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu”, các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Có như vậy mới tăng cường được tính tự chủ về tài chính.

 Xem thêm bài viết:

Phân tích đòn bẩy tài chính và mối quan hệ với hiệu quả sử dụng vốn

Cách lập hóa đơn hàng khuyến mại



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn