Phương pháp được sử dụng để phân tích khái
quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là phương pháp so sánh. Bằng cách so
sánh giữa kỳ phân tích với các kỳ gốc khác nhau cả về số tuyệt đối và số tương
đối trên từng chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính, các nhà phân
tích sẽ căn cứ vào sự biến động cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để nêu lên
nhận xét.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của
doanh nghiệp được chính xác, khắc phục được nhược điểm của từng chỉ tiêu đơn lẻ
(nếu có), các nhà phân tích cần xem xét đồng thời sự biến động của các chỉ tiêu
và liên kết sự biến động của chúng với nhau. Từ đó, rút ra nhận xét khái quát
về thực trạng và sức mạnh tài chính cũng như an ninh tài chính của doanh
nghiệp.
Đối với việc đánh
giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích tiến hành so
sánh sự biến động của tổng số nguồn vốn. Qua việc so sánh sự biến động của tổng
số nguồn vốn theo thời gian, các nhà phân tích sẽ đánh giá được tình hình tạo
lập và huy động vốn về qui mô; Trên cơ sở đó có đánh giá khái quát về quy mô tài sản mà doanh nghiệp đang
quản lý và sử dụng.
Để đánh giá quy mô
tài chính của doanh nghiệp nhà phân tích cần xem xét sự biến động của tổng
nguồn vốn (thể hiện biến động về quy mô nguồn vốn huy động), sự biến động của
tổng luân chuyển thuần (thể hiện biến động về quy mô thu nhập) và sự biến động
của dòng tiền thu vào (thể hiện biến động quy mô dòng tiền) và sự biến động của
lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (thể hiện biến động lượng tiền thuần gia tăng
hay sụt giảm) trong kỳ của doanh nghiệp từ đó cung
cấp thông tin cho các chủ thể quản lý về quy mô huy động vốn và kết quả sử dụng
vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh và tầm ảnh hưởng về tài chính của
doanh nghiệp với các bên có liên quan ở mỗi thời kỳ nhất định.
Để đánh giá mức độ
độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, trước hết các nhà phân tích cần tính
ra trị số của các chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ” và “Hệ số tự tài trợ tài sản dài
hạn” ở kỳ phân tích và kỳ gốc. Từ đó, tiến hành so sánh sự biến động của các chỉ
tiêu trên theo thời gian cũng như so với trị số bình quân ngành, bình quân khu
vực. Khi so sánh chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ" và "Hệ số tự tài trợ tài
sản dài hạn" theo thời gian, các nhà phân tích sẽ có nhận định chính xác
về xu hướng biến động của mức độ độc lập tài chính; còn khi so sánh với số bình
quân của ngành, bình quân khu vực, các nhà phân tích sẽ xác định chính xác vị
trí hay mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp hiện tại là ở mức nào (cao,
trung bình, thấp). Trên cơ sở đó sẽ có các quyết sách tài chính phù hợp với
tình hình và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Việc đánh giá khả
năng thanh toán của doanh nghiệp cũng được thực hiện tương tự; nghĩa là tính ra
trị số của các chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, “Hệ số khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn” và “Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn” và dựa vào trị
số cũng như ý nghĩa của từng chỉ tiêu để đánh giá. Bên cạnh đó, để biết được xu
hướng biến động của khả năng thanh toán, cần so sánh trị số của các chỉ tiêu
trên theo thời gian.
Đánh giá hiệu suất
sử dụng vốn được thực hiện thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.
Thông qua chỉ tiêu này giúp cho chủ thể quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu
suất hoạt động của doanh nghiệp
Đánh giá khái quát
khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu “Hệ số sinh lời ròng của
tài sản: và “Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu , đồng thờidựa vào trị số của
chỉ tiêu để đánh giá. Bên cạnh đó, để biết được xu hướng biến động của khả năng
sinh lợi, cần so sánh trị số của chỉ tiêu “Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu” và chỉ tiêu “Hệ
số sinh lời ròng của tài sản” theo thời gian.
Nhằm thuận tiện và đơn giản trong việc tính
toán và rút ra nhận xét khái quát về tình hình tài chính, tránh sự rời rạc và
tản mạn trong quá trình đánh giá, khi phân tích, có thể lập bảng sau:
Xem thêm bài viết:
Phương pháp Dự báo nhu cầu vốn lưu động
Chứng từ Kế toán là gì?