(Phần 2)
Phân tích hoạt động
tài chính đối với các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý
sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân,
các đơn vị, doanh nghiệp khác. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những
tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức
được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng
của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường
quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ
là: Sức sinh lời bình quân vốn kinh doanh, sức sinh lời vốn cổ phần.... của
doanh nghiệp là bao nhiêu? Giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so
với giá trị ghi sổ như thế nào? Các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp dựa
trên cơ sở nào? Tính trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính đã công
khai.... Nếu họ không có kiến thức
chuyên sâu để đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải
dựa vào những nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp cung cấp thông tin cần
thiết cho các quyết định của họ.
Như vậy, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là
để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân
tích rủi ro trong kinh doanh...dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính,
nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với
ban quản lý doanh nghiệp, đặt hàng các nhà phân tích tài chính doanh
nghiệp...để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ
phiếu trên thị trường tài chính....nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất
Phân tích hoạt động
tài chính đối với các nhà cung cấp tín dụng:
Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp
ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết
chắc được khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay.
Do đó, phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng
hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay
dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét khác nhau.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc
biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Nói khác đi là khả
năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay
dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư,
quản lý được quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo
khả năng hoàn trả nợ thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của doanh
nghiệp cũng như kiểm soát dòng tiền của
các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Phân
tích hoạt động tài chính đối với những
người hưởng lương trong doanh nghiệp:
Người
hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanh nghiệp, có nguồn thu
nhập chính từ tiền lương được trả. Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số lao
động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài phần
thu nhập từ tiền lương được trả họ còn có tiền lời được chia. Cả hai khoản thu
nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến trong sử dụng lao động của doanh
nghiệp. Do vậy, phân tích tình hình tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn
định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
theo công việc được phân công.
Phân
tích hoạt động tài chính đối với các
cơ quan quản lý chức năng nhà nước
Đây
là các cơ quan đại diện cho quyền lực và lợi ích của Nhân dân như: Bộ Tài chính
(Cục Tài chính doanh nghiệp, cơ quan Thuế, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan
Hải quan), Quản lý thị trường..... thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát nền
kinh tế, doanh nghiệp là đối tượng quản lý, mọi diễn biến, hoạt động của doanh
nghiệp đều được phản ánh qua các dòng di chuyển của các nguồn lực tài chính từ
bên ngoài vào doanh nghiệp và từ doanh nghiệp ra thị trường nên phân tích hoạt
động tài chính doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn
của nhà nước tại các doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với nhà nước, kiểm tra việc chấp hành luật pháp của doanh
nghiệp.. nhằm giúp các nhà quản lý của các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do
Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn
Phân
tích hoạt động tài chính đối với các
bên có liên quan khác
Thuộc
nhóm này có các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan
truyền thông đại chúng … cũng rất quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp
với những mục tiêu cụ thể.
Như
vậy, phân tích hoạt động tài chính doanh
nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá
mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan,
giúp cho từng chủ thể quản lý có cơ sở cần thiết để lựa chọn và đưa ra được
những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
Xem thêm bài viết:
Dự báo nhu cầu TCDN theo pp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu
Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam