NGUỒN VỐN NGẮN HẠN CỦA DOANH
NGHIỆP
(Phần 1:Nợ phải trả có tính chất
chu kỳ)
Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân, luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có
tính chất chu kỳ.
Những khoản nợ này còn gọi là nợ tích luỹ, chúng phát
sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh. Khi các khoản nợ này chưa đến kỳ
hạn thanh toán thì các doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời vào các hoạt động
kinh doanh của mình.
Những khoản này thường bao gồm:
- Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động,
nhưng chưa đến kỳ trả.
Thông thường, tiền lương hoặc tiền công của người lao
động trong các doanh nghiệp chi trả hàng tháng thành 2 kỳ: kỳ tạm ứng thường
diễn ra vào giữa tháng, và kỳ thanh toán vào đầu tháng sau. Giữa 2 kỳ trả lương
sẽ phát sinh những khoản nợ lương trong kỳ.
- Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp.
Các khoản thuế phải nộp hàng tháng như thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào đầu năm sau, khi mà quyết
toán được duyệt...
- Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên
đây, còn có những khoản phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà
doanh nghiệp tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí, là những khoản tiền
tạm ứng trước của khách hàng, số tiền này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất
quan trọng của sản phẩm hàng hoá đó, tình hình cung cầu trên thị trường, khả
năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu và điều kiện thanh toán của
đôi bên.
Ưu điểm nổi bật của nguồn vốn này là việc sử dụng nguồn
vốn này khá dễ dàng (nguồn vốn tự động phát sinh), và không phải trả tiền lãi
như sử dụng nợ vay. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp xác định chính xác được quy mô
chiếm dùng thường xuyên (còn được gọi là nợ định mức) thì doanh nghiệp có thể
giảm bớt được nhu cầu huy động các nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài, tiết kiệm
chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn tài trợ này có hạn chế là thời gian sử
dụng thường ngắn, quy mô nguồn vốn chiếm dụng thường không lớn.
Xem thêm: Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thường