Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

HÀNG PHI MẬU DỊCH CÓ ĐƯỢC BÁN KHÔNG?


HÀNG PHI MẬU DỊCH CÓ ĐƯỢC BÁN KHÔNG?

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc HÀNG PHI MẬU DỊCH có được phép bán hay không? Phần lớn ý kiến cho rằng không được phép bán sau khi đã nhận được loại hàng này. Pháp luật hiện quy định về vấn đề này như thế nào?

EDUBELIFE xin có bài viết nghiên cứu nhỏ chia sẻ cùng các chủ doanh nghiệp, các bạn kế toán trao đổi, chia sẻ quan điểm về vấn đề này

I. HÀNG PHI MẬU DỊCH LÀ GÌ?

QUY ĐỊNH VỀ HÀNG PHI MẬU DỊCH

Căn cứ Điều 69 Thông tư 128/2013/TT- BTC – Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 

Điều 69. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:

  1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;

  2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;

  3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;

  4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;

  5. Hàng mẫu không thanh toán;

  6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;

  7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;

  8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;

  9. Hàng hoá phi mậu dịch khác.

Ghi chú: Thông tư số 05/2000/TT-BTM ngày 21/02/2000 của Bộ Thương mại đã hết hiệu lực theo Quyết định 4582/QĐ-BCA của Bộ Công an về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31/12/2013

II. CÁC CẮN CỨ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VỀ CẤM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CẤM MẶT HÀNG CẦM KINH DOANH

LUẬT ĐẦU TƯ

Điều 1 & Điều 6 Luật đầu tư 2020 quy định danh mục hàng hóa, ngành, nghề CẤM đầu tư kinh doanh như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

  1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

  2. a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

  3. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

  4. c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

  5. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

  2. g) Kinh doanh pháo nổ;

  3. h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

  4. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

  • LUẬT THƯƠNG MẠI 36/2005/QH11

Căn cứ Điều 4 , Điều 5 Nghị định 59/2006/NĐ-CP và được bổ sung theo  Nghị định 49/2009/NĐ-CP 

Điều 4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ CẤM kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

  1. Ban hành kèm theo Nghị định này các danh mục hàng hóa, dịch vụ sau đây:

  2. a) Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (Phụ lục I);

  3. b) Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (Phụ lục II);

  4. c) Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Phụ lục III).

  5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Thương mại trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi các danh mục tại khoản 1 Điều này.

Điều 5. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh

  1. Nghiêm cấm thương nhân và tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

  2. Việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp cụ thể phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Ghi chú: Chi tiết Phụ lục số 1 Nghị định 59/2006/NĐ-CP và được bổ sung theo  Nghị định 49/2009/NĐ-CP (có văn bản chi tiết kèm theo):

KẾT LUẬN: Căn cứ các quy định trên, tính đến thời điểm này, chưa có văn bản pháp luật nào Cấm bán hàng phi mậu dịch nếu mặt hàng này không thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh theo quy định của Luật thương mại và Luật đầu tư.



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn