Từ điều 6 đến
điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn phân loại tài
sản cố định, đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố
định và cho thuê, cầm cố,
thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp như sau
Điều 6. Phân loại tài sản cố định của
doanh nghiệp:
Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài
sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu
sau:
1. Tài sản cố định dùng cho mục đích
kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các
mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
a) Đối với tài sản cố định hữu hình,
doanh nghiệp phân loại như sau:
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là
tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây
dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình
trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu
tầu, cầu cảng, ụ triền đà.
Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ
các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như
máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần
cẩu,
dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị
truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt,
đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ
thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là
những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng
cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm
việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè,
vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/
hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…
Loại 6: Các loại tài sản cố định
khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như
tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
b)
Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2
Điều 4 Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả
của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và
chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
2. Tài sản cố định dùng cho mục đích
phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những tài sản cố định do doanh
nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng trong doanh nghiệp. Các tài sản cố định này cũng được phân loại theo quy
định tại điểm 1 nêu trên.
3. Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ
hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho
đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
4. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng
doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của
doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.
Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản
cố định:
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để
đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó,
không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố
định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân
bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi
phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự
toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu
số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được
hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
3. Các chi phí
liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một
cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động
ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến
TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
Điều 8. Cho thuê, cầm cố, thế chấp,
nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
1. Mọi hoạt động
cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phải theo đúng
các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với tài
sản cố định đi thuê:
a) TSCĐ thuê hoạt động:
- Doanh nghiệp đi thuê phải có trách
nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê
TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách
là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.
b) Đối với TSCĐ thuê tài chính:
- Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi,
quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của
doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng
thuê tài sản cố định.
- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách
là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho
thuê tài sản cố định.
c) Trường hợp trong
hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định
bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí
sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi
phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
Xem thêm bài viết:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 về TSCĐ hữu hình
Kế toán sai bị phạt gì?