Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Tư vấn miễn phí

Hùng Nguyễn Văn - 11:11 - 16/04/2018
Câu hỏi: Em chào các chuyên gia tư vấn. Em có 1 câu hỏi mong được tư vấn ạ. Công ty em cung cấp thiết bị cho 1 công ty A với giá trị hợp đồng là 75 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT). Bên em đã xuất hóa đơn GTGT vào tháng 3 và kê khai thuế quý 1/2017. Vì một số lý do, nên sau đó bên em không bán thiết bị cho công ty A nữa và thu hết số thiết bị này về. Công ty A cũng chưa thanh toán cho công ty em. Em muốn hỏi trường hợp của công ty em ko phải là hàng bán trả lại vậy muốn giảm doanh thu và VAT đầu ra thì căn cứ pháp lý là gì để tránh những rủi ro về thuế GTGT ạ? Em mong nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Trả lời bởi: Kế toán Hồng Trang - 16:31 - 20/04/2018
Chào em, Chúng tôi xin có gợi ý nhỏ về xử lý tình huống của em như sau:

Câu hỏi: muốn giảm doanh thu và VAT đầu ra thì căn cứ pháp lý là gì để tránh những rủi ro về thuế GTGT?

Trả lời: 
Qua chia sẻ của em, chúng ta nhận thấy, bản chất tình huống trên là DN đã lập hóa đơn bán hàng từ tháng 3/2017 nhưng thực tế không giao hàng, hay nói một khác, hóa đơn đã lập và kê khai đã có sự sai lệch so với thực tế.

Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC “3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu quản trị DN cũng như yêu cầu pháp lý của NVKTPS, em cần chuẩn bị các chứng từ:
1/ Biên bản điều chỉnh Hóa đơn (Điều chỉnh giảm hóa đơn đã lập sai tháng 3/2017) “Biên bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

2/ Lập hóa đơn điều chỉnh giảm vào quý này (Chú ý: Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm)
3/ Căn cứ Các chứng từ gốc của Hàng hóa đã phát sinh (Hợp đồng mua bán, Hóa đơn GTGT), hai bên lập Biên bản làm việc về lý do hủy việc mua bán hàng, hủy hợp đồng, kèm theo Biên bản thanh lý hợp đồng.

Mong em đã có gợi ý phù hợp cho việc xử lý phù hợp tình huống tại DN

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn