Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH, THỦ TỤC & KẾ TOÁN THANH LÝ TSCĐ


Tài sản cố định (TSCĐ) là tài sản có giá trị lớn đối với doanh nghiệp. Việc thanh lý TSCĐ không giống như các loại tài sản khác, đòi hỏi Ban giám đốc và phòng kế toán các doanh nghiệp cần thực hiện theo 01 quy trình chặt chẽ được điều chỉnh tại các quy định pháp lý sau:

  1. Luật doanh nghiệp năm 2014
  2. Chuẩn mực kế toán TSCĐ
  3. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
  4. Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết về TSCĐ & khấu hao, thanh lý TSCĐ
  5. Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp
  6. Quy chế tài chính của doanh nghiệp (nếu có)

Qua quá trình tư vấn hàng trăm doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy có không ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn được hỗ trợ về quy trình, thủ tục và công tác kế toán thanh lý TSCĐ.

Với mong muốn giúp các bạn có thể hình dung cụ thể hơn về quy trình, thủ tục, công tác kế toán thanh lý TSCĐ, tôi xin có đôi dòng gợi ý nhỏ như sau:

  1. Thủ tục thanh lý tài sản cố định

Bước 1: Kiểm kê tài sản, đánh giá hiện trạng sử dụng TSCĐ

Bước 2: Phòng quản lý tài sản/ hoặc bộ phận có tài sản chờ thanh lý hoặc Phòng hành chính tổ chức lập Tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải thanh lý TSCĐ

Bước 3: Giám đốc xem xét & phê duyệt danh mục tài sản chờ thanh lý

Bước 4: Giám đốc doanh nghiệp ban hành quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ có trách nhiệm kiểm kê, đánh giá lại và đề xuất phương án thanh lý TSCĐ

Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp thường gồm:

+ Giám đốc/Phó Giám đốc DN: Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;

+ Đại diện đơn vị chứng kiến: Công đoàn, Đơn vị kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý cấp trên (nếu có)

Bước 5: Hội đồng thanh lý TSCĐ thực hiện quá trình đánh giá hiện trạng TSCĐ, đề xuất phương án thanh lý TSCĐ

Bước 6: Tiến hành thanh lý TSCĐ:

Nếu tài sản có giá trị lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện quá trình chào bán công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như đăng trên 03 số báo lớn liên tiếp để tìm được giá bán thanh lý tốt nhất trên thị trường.

Quá trình này được điều chỉnh bởi các quy định của Luật đấu thầu. Khi chọn lựa được người mua thanh lý TSCĐ phù hợp.

Bước 7: Giám đốc doanh nghiệp quyết định chính thức thanh lý TSCĐ thông qua Quyết định thanh lý TSCĐ

Kèm theo quyết định thanh lý là hồ sơ bán thanh lý TSCĐ gồm:

  • Hồ sơ mời thầu và chọn thầu bán thanh lý TSCĐ
  • Hợp đồng bán thanh lý TSCĐ
  • Biên bản giao nhận TSCĐ
  • Hóa đơn GTGT xuất bán thanh lý TSCĐ
  • Hồ sơ pháp lý khác kèm theo TSCĐ (nếu có)

Bước 8: Phòng kế toán tổng hợp kết quả thanh lý TSCĐ và lập Phiếu kế toán phản ánh toàn bộ quá trình thanh lý TSCĐ vào sổ sách kế toán phù hợp với chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý có liên quan.

  1. Kế toán thanh lý tài sản cố định hữu hình

Để các bạn dễ hình dung và vận dụng, tôi xin đưa một ví dụ cụ thể:

Ngày 30/06/2019, Công ty ABC quyết định thanh lý TSCĐ với các thông tin chi tiết như sau:

Nguyên giá TSCĐ = 1.000.000.0000 đồng

Hao mòn lũy kế = 800.000.000 đồng

Giá trị còn lại=  200.000.0000 đồng

Giá bán thanh lý chưa bao gồm thuế GTGT 10% = 300.000.000 đồng, đã bán thu bằng chuyển khoản. Đây là TSCĐ thực tế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do việc khai thác, sử dụng tài sản không còn hiệu quả nên Công ty quyết định bán thanh lý, thu hồi vốn theo giá thị trường.

Hạch toán doanh thu và chi phí thanh lý TSCĐ như sau:

2.1 Phản ánh khoản thu nhập về thanh lý tài sản cố định:

Nợ TK  112    330.000.000 đồng

Có TK 711     300.000.000 đồng

Có TK 3331     30.000.000 đồng

2.2 Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định:

Nợ TK 214      800.000.000 đồng

Nợ TK 811      200.000.000 đồng

Có TK 211    1.000.000.000 đồng

Thu nhập thuần từ hoạt động bán thanh lý TSCĐ = 300.000.000 đ – 200.000.000 đ = 100.000.000 đồng

 

Tôi xin gửi tặng các bạn các Mẫu biểu cần thiết cho quá trình thanh lý TSCĐ nhé. Mong rằng đôi dòng gợi ý trên cũng đã góp phần nhỏ giúp các bạn có hình dung cụ thể hơn về quy trình, thủ tục và công tác kế toán TSCĐ.

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

QUYẾT ĐỊNH thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định

QUYẾT ĐỊNH thanh lý tài sản cố định

Chúc các bạn kế toán tìm thấy niềm vui trong công việc và có được thu nhập xứng đáng với tài năng của mình. Kính chúc các doanh nghiệp phát triển thịnh vượng!



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn