Để biết các doanh nghiệp có được tổ chức bán hàng gây Quỹ từ thiện không, chúng ta cần làm rõ:
Quỹ và Quỹ từ thiện là gì theo quy định pháp luật
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ từ thiện
Điều kiện để thành lập Quỹ từ thiện
Từ đó các tổ chức phi lợi nhuận, các Doanh nghiệp có cơ sở thực hiện các hoạt động bán hàng gây Quỹ.
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ QUỸ TỪ THIỆN
Quỹ là gì theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP
“1. Quỹ: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.”
Quỹ từ thiện là gì theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP
“3.Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.”
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ từ thiện
Căn cứ Điều 5 Nghị định 93/2019/NĐ-CP
“Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ
Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của quỹ.
Không phân chia tài sản.”
Quyền hạn và nghĩa vụ của Quỹ từ thiện
Căn cứ Điều 8 Nghị định 93/2019/NĐ-CP
Điều 8. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
Quyền hạn của quỹ:
a) Tổ chức, hoạt động theo pháp luật và điều lệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Vận động quyên góp, tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ;
c) Được thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật;
d) Được quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Quỹ được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc để triển khai các đề án, dự án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ theo mục đích hoạt động của quỹ.
Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện
Căn cứ Điều 10 Nghị định 93/2019/NĐ-CP
“Điều 10. Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ
Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Có sáng lập viên thành lập quỹ bảo đảm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Hồ sơ thành lập quỹ đảm bảo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.”
KẾT LUẬN
Việc bán hàng gây quỹ cần tuân thủ Nghị định 93/2019/NĐ-CP và các quy định pháp lý liên quan
Chúng ta cần lưu ý Quỹ là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động.
Do vậy, trường hợp các Tổ chức phi lợi nhuận, các Doanh nghiệp xã hội có nguyện vọng tổ chức các hoạt động bán hàng gây quỹ thì cần thành lập Quỹ theo quy định pháp luật trên.
Trên đây là ý kiến tư vấn của NGHỀ KẾ TOÁN về điều kiện bán hàng gây quỹ từ thiện.
Hi vọng, các mục đích từ thiện tốt đẹp sẽ được thực hiện thành công dựa trên sự phù hợp với Nghị định 93/2019/NĐ-CP và các quy định pháp lý khác có liên quan.