Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan tỷ giá hối đoái


Bài 205. Huong dan hach toan ke toan lien quan ty gia hoi doai.jpg

Hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan tỷ giá hối đoái

Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 53/2016/TT-BTC

(Nguồn: Vụ chế độ kế toán – Bộ tài chính)

 

 

Câu hỏi 1. Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?

Trả lời: Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1 loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC

Câu hỏi 2: Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có tài khoản tiền, tài khoản phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Điều này có phù hợp không?

Trả lời: Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các tài khoản căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các tài khoản tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.

Câu hỏi 3: Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt só với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?

Trả lời: Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản.

Câu hỏi 4: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay

Trả lời: Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán gồm:

-  Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND;

-  Do được Thủ tướng chính phủ cho phép;

-  Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.

Câu hỏi 5: Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK 242 để phân bổ dần không?

Trả lời: Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán.

Lưu ý một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên Bảng cân đối kế toán thì phải phân bổ trực tiếp từ TK 413 sang TK 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413.

Câu hỏi 6: Khoản trả trước cho người bán và khoản nhận trước của người mua bằng ngoại tệ có bắt buộc phải đánh giá lại không? Khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ trở nên khó đòi có được đánh giá lại không vì đánh giá lại thì phải trích dự phòng?

Trả lời: Việc có đánh giá lại khoản nhận trước hoặc trả trước hay không tùy thuộc vào việc các khoản này có thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay không. Nếu không có bằng chứng cho thấy hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện thì bên trả trước có quyền và bên nhận trước có nghĩa vụ thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy các khoản mục này không phải là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và không phải đánh gia lại.

Đối với khoản nợ phải thu khó đòi bằng ngoại tệ thì vẫn phải đánh giá lại cho dù sau đó sẽ tiếp tục trích dự phòng vì đây là 2 vấn đề khác nhau. Nợ trở nên khó đòi không có nghĩa là đơn vị mất quyền được thu hồi. Nếu không đánh giá lại thì không phản ánh đúng quyền của đơn vị. Nếu không dự phòng sẽ không phản ánh được khả năng tổn thất. Việc cho rằng khoản lãi do đánh giá lại rồi sẽ bù trừ với chi phí dự phòng là không phù hợp. VAS và IFRS đều không có hạn chế về việc không đánh giá lại khoản mục tiền tệ trở thành nợ khó đòi

Câu hỏi 7: Làm thế nào để xác định được khi nào khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trở thành đã thực hiện?

Trả lời: Thông tư 200 đã bỏ khái niệm về việc coi khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là chưa thực hiện. Tất cả chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đều là đã thực hiện, do đó cũng bải bỏ hạn chế về việc cấm doanh nghiệp phân phối lợi nhuận đối với lãi tỷ giá do đánh giá lại.

 

Câu hỏi 8: Nhà đầu tư đã góp đủ vốn bằng ngoại tệ theo giấy phép đầu tư. Nếu số vốn góp bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND trên BCTC khác so với số vốn quy đổi ra VND trên giấy phép đầu tư (do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm cấp phép và thời điểm góp vốn) thì xử lý chênh lệch tỷ giá như thế nào?

Trả lời: Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền VNĐ, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo giấy phép đầu tư.

 Xem thêm: Cách nhớ nhanh hệ thống tài khoản thông tư 200



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn