Thông
tư 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017
Bỏ mức khống chế đối với
khoản chi phụ cấp cho người lao động đi
công tác không quá hai lần mức quy định đối với công chức Nhà nước
Doanh nghiệp được tính
vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng
từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo
quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của
doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán công tác phí.
Chi phụ cấp cho người
lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ được tính vào chi phí
được trừ. Nếu khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp khi đi công tác và thực hiện
đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào
chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.
Trường hợp cử người đi
công tác (bao gồm công tác trong nước và nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ
20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay
mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ
các điều kiện sau:
-
Có hóa đơn chứng từ phù hợp
-
Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản
cử người lao động đi công tác.
-
Quy chế Tài chính hoặc quy chế nội bộ của
Doanh nghiệp cho phép cá nhân được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé
máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và sau đó Doanh nghiệp thanh
toán lại cho người lao động.
Phụ cấp lưu trú cho người
đi công tác: 200.000 đ/ngày (tăng 50.000 đ/ngày)
Trường hợp được cử đi công tác từ đất liền làm nhiệm
vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ
cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày
Tăng 100.000 đ/ng/đối với tiền thuê phòng nghỉ
theo hình thức khoán:
+ Đối với các đối tượng
còn lại:
Đi công tác ở quận,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán:
450.000 đồng/ngày/người.
Tại huyện, thị xã thuộc
thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức
khoán 350.000 đồng/ngày/người.
Tại các vùng còn lại, mức
khoán: 300.000 đồng/ngày/người.
Đối với cán bộ thuộc
các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10
ngày/tháng thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ
trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người
đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng
và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Thông tư 40/2017/TT-BTC
có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
Xem thêm: Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN