Luật thuế TNCN
đã xác định rõ thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế áp
vào biểu thuế sẽ tính được số thuế phải nộp. Trong 10 loại thu nhập chịu thuế của
cá nhân thì TN từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân
cư trú được áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần sau khi đã tính các khoản được
giảm trừ, đối với 8 loại thu nhập còn lại (Thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ
chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ bản quyền,
thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng, thu nhập từ trúng
thưởng, thu nhập từ thừa kế) được áp dụng biểu thuế toàn phần.
Để
phân biệt TNCT và TNTT TNCN cần phải xét các công thức xác định TNTT TNCN. Các
công thức xác định TNTT TNCN khác nhau tùy thuộc vào đối tượng cư trú hay không
cư trú và tùy thuộc vào loại thu nhập.
* Đối với thu nhập từ tiền lương,
tiền công và kinh doanh của cá nhân cư trú:
TNTT = TNCT – phí đóng góp BH bắt
buộc - Giảm trừ gia cảnh – Góp quỹ từ thiện
Trong đó: Thu nhập chịu thuế luôn luôn lớn hơn thu nhập tính thuế
* Đối với thu nhập từ trúng thường,
thừa kế, quà tặng, bản quyền, nhượng quyền thương mại của cả cá nhân cư trú và
không cư trú
TNTT = TNCT – 10 triệu/lần/hợp đồng
Trong đó: Thu nhập chịu thuế luôn luôn lớn hơn hoặc bằng thu nhập tính thuế
•
Có thể có thu nhập chịu thuế mà
không có thu nhập tính thuế. Khi thu nhập chịu thuế từ 10 triệu trở xuống thì
thu nhập tính thuế luôn bằng không. Khi thu nhập chịu thuế lớn hơn 10 triệu thì
thu nhập tính thuế luôn chênh lệch so với thu nhập chịu thuế 10 triệu đồng.
* Đối với thu nhập từ đầu tư vốn,
chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS của cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư
trú đều giống nhau. Và thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá
nhân không cư trú.
TNCT = TNTT
•
Thu nhập tính thuế luôn bằng thu
nhập chịu thuế
Xem thêm:
Bản tin pháp luật về thuế TNCN (Phần 1)
Các vấn đề chi tiết trong Incoterms 2010 (Phần 1)