Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Tìm hiểu về các loại văn bản


Các bạn đã bao giờ đặt ra các câu hỏi dạng như: 
- Muốn giỏi Kế toán, kiểm toán, Thuế có bỏ qua văn bản pháp luật được không? 
- Mỗi năm con số thất nghiệp khi học ngành nghề liên quan đến kế toán kiểm toán vẫn tăng lên đáng kể???Tại sao lại vậy? 
Đây chính là những câu hỏi giúp cho các bạn hình dung và liên kết được đến chủ đề tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay, với tư cách là một người đã từng học chuyên sâu về kế toán và đã làm các mảng liên quan đến kiểm toán và thuế tôi muốn mang đến một làn gió mới cho tất cả các bạn đã, đang, sẽ học và làm ngành nghề liên quan đến kế toán, kiểm toán để các bạn có thể tạo ra sự khác biệt cho bản thân khi vừa ra trường (khi mà con số thất nghiệp liên quan đến ngành nghề này càng tăng lên), cũng như có được sự tự tin tốt nhất trong công việc đang làm để chúng ta có thể phát triển được xã hội Việt Nam nhé!!!

- Tôi có thể khẳng định: Muốn giỏi Kế toán, kiểm toán, Thuế chúng ta không thể bỏ qua các văn bản pháp luật liên quan đến những vấn đề này được.
=> Vì Pháp luật có bản chất là được sinh ra từ cuộc sống thực tế, có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ và định hướng các hoạt động cuộc sống thực tế sát sườn hàng ngày của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. 
- Còn câu hỏi về con số thất nghiệp mỗi năm tăng lên là do đâu?
Nôm na thế này: VN đang có khoảng 200 trường đại học cao đẳng đào tạo về kế toán, kể cả những trường không chuyên, do đó mỗi năm có hàng chục nghìn cử nhân kế toán ra trường, các bạn hình dung là số lượng khá đông đảo nhưng chất lượng thì không thấy đâu, với xu thế kinh tế thị trường hiện nay thì không thể sáng cắp ô đi tối cắp ô về được, do vậy mới dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Và bây giờ tôi muốn chia sẻ bước đầu tiên trong việc tạo ra sự khác biệt cho bản thân khi vừa ra trường cũng như có được sự tự tin tốt nhất trong công việc kế toán kiểm toán đó là đọc hiểu văn bản.  Tôi nhận thấy rằng rất nhiều người không thường xuyên nghiên cứu về văn bản, đôi lúc trong công việc họ cần tham khảo một văn bản nào đó nhưng thường thì họ sẽ chỉ tìm hiểu đến nội dung hay điều khoản mà họ cần mà không để ý đến tình trạng hiệu lực hay đối tượng áp dụng của văn bản đó, dẫn đến áp dụng sai văn bản pháp luật.Vậy làm thế nào để nắm bắt được nội dung khái quát cũng như nội dung chi tiết của các loại văn bản pháp luật cũng như việc áp dụng và sử dụng chúng hiệu quả đặc biệt là các loại văn bản liên quan đến Kế toán, Kiểm toán và Thuế. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Thứ nhất: Cùng tìm hiểu về giá trị pháp lý của các văn bản nhé!
Định nghĩa giá trị pháp lý.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (sắp xếp theo giá trị pháp lý giảm dần)
1. Hiến pháp của Quốc hội.
2. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thứ hai: Nội dung các loại văn bản chủ yếu liên quan đến kế toán, kiểm toán, thuế.
- Hệ thống các văn bản luật ban hành Luật để quy định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
- Các nghị định quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Luật
- Các thông tư để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Luật, nghị định của Chính Phủ
=> Đứng trên góc độ người học hay làm kế toán, kiểm toán thì chúng ta cần quan tâm đến một số loại văn bản chủ yếu sau: Luật, Nghị định, Thông tư…
Vd: 
- Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giảm thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
- Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân
=> Do đó bạn có thể hiểu nôm na là Nghị định sẽ là chi tiết của Luật, Thông tư sẽ là chi tiết của Nghị định.
Đến đây thì dân kế toán lại hỏi rằng: Dựa vào đâu mà các doanh nghiệp có thể thống nhất được hoạt động kế toán của mình? Đúng vậy, đó là chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Nói một cách khái quát thì các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc và phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệp trong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc lập báo cáo tài chính một cách thống nhất.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ nét hơn trong bài viết về chuẩn mực kế toán nhé! 
Thứ 3: Những nội dung cần lưu ý trong văn bản
1. Phạm vi điều chỉnh
Ở phần này sẽ bạn sẽ biết được văn bản mình đang đọc nói đến những vấn đề gì?
Vd:  Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 219/2013/TT-BTC  hướng dẫn về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ, hoàn thuế và nơi nộp thuế giá trị gia tăng.
2. Đối tượng áp dụng
Ở phần này bạn sẽ biết được ai là người phải áp dụng quy định của văn bản này?
Vd: đối tượng áp dụng của Thông tư số 39/2014/TT-BTC 
- Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
+ Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
+ Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
- Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
3. Hiệu lực thi hành
Ở phần này bạn sẽ biết được quy định của văn bản sẽ chính thức được áp dụng khi nào?
Vd: Hiệu lực thi hành của thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013. 
Các nội dung về chính sách thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP hiệu lực từ thời điểm Luật, Nghị định có hiệu lực (01/7/2013). 
Bãi bỏ hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân tại các Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008, 10/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009, 42/2009/TT-BTC ngày 09/3/2009, 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009, 164/2009/TT-BTC ngày 13/8/2009, 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010, 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011, 78/2011/TT-BTC ngày 08/6/2011, 113/2011/TT-BTC ngày 04/8/2011 của Bộ Tài chính. 
- Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Nội dung chính của văn bản
Xem phần tiêu đề => xong xem từng mục trong phần nội dung chính. Rút ra những chi tiết cần thiết.
Vd: Tiêu đề của thông tư 111/2013/TT-BTC
Hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhânnghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân”
Đọc xong với những chú thích màu như trên bạn có thể hình dung ra là văn bản này hướng dẫn thực hiện 3 văn bản khác đó là: Luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Tổng quan về Chế độ kế toán.



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn