Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Quản lý vốn lưu động và Hàng tồn kho


QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG & HÀNG TỒN KHO

(Phần 1: Vốn lưu động và quản lý tồn kho)

Vốn trong doanh nghiệp gồm vốn lưu động và vốn cố định, quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp như sau:

1. Vốn lưu động và đặc điểm của vốn lưu động (VLĐ)

- Khái niệm: VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên và liên tục.

- Hình thức biểu hiện: Vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác.

- Đặc điểm:

+ VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ VLĐ chuyển dịch giá trị toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm

+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.

            - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

                                                                     Tổng mức luân chuyển VLĐ (M)

            + Số lần chu chuyển VLĐ (L) = –––––––––––––––––––––––––––

                                                       VLĐ bình quân trong kỳ (VLĐbq)

                                                                               360

            + Kỳ chu chuyển VLĐ (K) = ––––––––––––––––––––

                                                               Số lần chu chuyển VLĐ  

              

 VLĐ bình quân trong kỳ

            + Hàm lượng VLĐ = ––––––––––––––––––––––

                                                   Doanh thu thuần trong kỳ

                                                         M1

            + Mức tiết kiệm VLĐ = ––––– (K1 - K0)

                                                     360

            M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch

            K1: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch

            K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ báo cáo                  

                                                         Lợi nhuận trước (sau) thuế               

+ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = –––––––––––––––––––––– x 100%

                                                                  VLĐ bình quân

2. Quản trị vốn tồn kho dự trữ

a) Tồn kho dự trữ

- Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc để bán ra.

- Vốn tồn dự trữ là biểu hiện bằng tiền của tài sản tồn kho dự trữ.

Trong doanh nghiệp, tồn kho dự trữ có ba dạng:

+ Vật tư dự trữ sản xuất (nguyên nhiên, vật liệu…);

+ Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm;

+ Thành phẩm chờ tiêu thụ.

- Lợi ích của dự trữ vốn tồn kho: Các doanh nghiệp phải duy trì ở một quy mô nhất định tồn kho dự trữ các loại vật tư hàng hoá là hết sức cần thiết để đảm bảo sự hoạt động liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như để ngăn ngừa những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình cung cấp vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Bất lợi dự trữ vốn tồn kho: Phát sinh các chi phí bảo quản, cất trữ, hao hụt, mất mát, mất đi chi phí cơ hội của vốn…

b) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức vốn tồn kho dự trữ

- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp;

- Điều kiện về cung ứng nguyên vật liệu, khoản cách giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp;

- Giá cả vật tư, hàng hoá, nguyên vật liệu;

- Độ dài của chu kỳ sản xuất sản phẩm;

- Đặc điểm, yêu cầu về kỹ thuật công nghệ chế tạo sản phẩm (liên tục hay rời rạc), số công đoạn trong quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm...;

- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp;

- Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ;

- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa DN và khách hàng;

- Khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN.

c) Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ

* Phương pháp tổng chi phí tối thiểu

- Việc thực hiện dự trữ tài sản tồn kho của doanh nghiệp sẽ làm phát sinh các chi phí có liên quan đó là:

+ Chi phí lưu kho: gồm chi phí bảo quản, bảo hiểm hàng tồn kho, giảm giá hàng tồn kho, chi phí về hàng biến chất, hao hụt, mất mát, chi phí cơ hội của vốn tồn kho dự trữ.

+ Chi phí hợp đồng: Gồm các chi phí quản lý, giao dịch, vận chuyển hàng hoá, nhằm tái cung cấp và giao nhận hàng hoá.

- Mục tiêu của quản trị tồn kho dự trữ là phải xác định mức tồn kho dự trữ sao cho tổng chi phí dự trữ tồn kho trong năm phải đạt ở mức thấp nhất.

Nội dung phương pháp:

- Giả định việc tiêu thụ sản phẩm (bán hàng) diễn ra đều đặn, vì vậy việc cung cấp nguyên vật liệu cũng phải diễn ra đều đặn.

- Nếu gọi Q là khối lượng hàng mỗi lần cung cấp thì mức tồn kho dự trữ trung bình sẽ là: Q/2

- Chi phí lưu kho xác định như sau:

                        F1= c1 x Q/2

            Trong đó:       F1 là tổng chi phí lưu kho

                                    c1 là chi phí lưu kho tính trên một đơn vị tồn kho

- Chi phí đặt hàng xác định như sau:

                        F2 = c2 x Qn/Q

            Trong đó:       F2 là tổng chi phí đặt hàng

                                    c2 là chi phí cho mỗi lần thực hiện đơn dặt hàng

                                    Qn là nhu cầu vật tư (hàng hoá) cả năm.

- Tổng chi phí tồn kho dự trữ là:

                        F = F1 + F2 = [c1 x Q/2 ] + [ c2 x Qn/Q ]

- Mục tiêu: Việc dự trữ tối ưu là phải nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí tồn kho dự trữ của doanh nghiệp:

Q2 =

à Q* =

            Q* chính là số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần cung cấp để có tổng chi phí dự trữ tồn kho tối thiểu

Số lần hợp đồng cung cấp vật tư tồn kho là: Lc = Qn /Q*

Số ngày nhập kho cách nhau bình quân trong kỳ là: Nc = N/Lc

* Phương pháp tồn kho bằng không

Nội dung phương pháp:

Theo phương pháp này, doanh nghiệp có thể giảm tối thiểu chi phí dự trữ tồn kho với điều kiện các nhà cung cấp giao các loại vật tư hàng hoá kịp thời (đúng thời hạn) cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó tồn kho dự trữ cũng chỉ duy trì tới mức tối thiểu.

Phương pháp này giúp giảm thiểu chi phí dự trữ tồn kho do không phải duy trì tồn kho dự trữ trên cơ sở tổ chức tốt quan hệ với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, phương pháp này lại làm tăng các chi phí tổ chức giao hàng đối với nhà cung cấp và chỉ áp dụng đối với điều kiện sản xuất - cung cấp vật tư theo kiểu liên tục.

d) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Hàng tồn kho, nếu giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá trị ghi sổ của hàng tồn kho thì doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mức trích lập tuỳ theo khối lượng hàng tồn kho giảm giá và chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện và giá trị ghi sổ. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào giá vốn hàng bán.

+ Nhược điểm: Chi phí sử dụng vốn cao do lãi suất vay dài hạn thường cao hơn lãi suất vay ngắn hạn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn không cao, vì luôn có một bộ phận vốn nhàn rỗi không được sử dụng đến.

c) Tài trợ một phần VLĐ thường xuyên và VLĐ tạm thời bằng nguồn vốn ngắn hạn

+ Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn - chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với 2 mô hình trên; tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ các nhu cầu VLĐ.

+ Nhược điểm: Khả năng rủi ro cao hơn so với 2 mô hình trên, do sự không phù hợp về thời gian giữa nhu cầu vốn và nguồn tài trợ - nhất là khi mức tài trợ thấp hơn so với nhu cầu VLĐ

Do đó, trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều rủi ro, vì vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc 2 yếu tố: mức độ rủi ro và chi phí tài trợ để đưa ra quyết định lựa chọn mô hình tài trợ phù hợp - quyết định quy mô nguồn vốn ngắn hạn trong việc tài trợ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.

 Xem thêm:

Những điểm cần lưu ý khi đánh giá phân tích tài chính

Tiêu chí xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa

 



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn