Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, người
ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và luôn mong muốn hệ thống chỉ
tiêu tài chính này được hoàn thiện. Do vậy, để dự báo nhu cầu vốn và tài sản
cho kỳ kế hoạch, người ta xây dựng hoặc dựa vào một hệ thống chỉ tiêu tài chính
được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn cần phải có tương ứng với
một mức doanh thu nhất định. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong thực
tế, đặc biệt là doanh nghiệp mới được thành lập. Các chỉ tiêu tài chính đặc
trưng được sử dụng ở đây có thể là các tỷ số trung bình của ngành hoặc của
doanh nghiệp cùng loại (doanh nghiệp này cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một
vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được), hoặc là tự xây dựng.
Nội
dung của phương pháp lập bảng cân đối kế toán mẫu:
Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành,
hoặc của doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành, căn cứ vào kết quả dự báo về
doanh thu dự kiến, nhà quản trị tài chính sẽ tính toán và xác định được các
khoản mục trên Bảng cân đối kế toán như: Tổng tài sản, TSNH, TSDH, Nợ phải thu,
Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn, Nợ dài
hạn, Vốn chủ sở hữu…
Như vậy, kết quả của việc dự báo là xây dựng được một
bảng cân đối kế toán mẫu với số liệu dự kiến cho một doanh nghiệp phù hợp với
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Bảng cân đối kế
toán mẫu cho biết doanh nghiệp muốn đạt doanh thu dự kiến và các tỷ số tài
chính đặc trưng thì cần phải có lượng vốn bao nhiêu, được hình thành từ các nguồn
nào và đầu tư vào các loại tài sản gì.
Cần chú ý rằng, cùng một hệ số tài chính nhưng doanh thu
khác nhau sẽ dẫn đến bảng cân đối kế toán mẫu khác nhau. Do đó có thể lập ra
nhiều bảng cân đối kế toán mẫu để dự báo nhu cầu tài chính theo những mức doanh
thu khác nhau.
Điều kiện để áp dụng phương pháp lập bảng cân
đối kế toán mẫu:
Doanh nghiệp phải biết rõ ngành nghề hoạt động và sau đó
là quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (được đo lường bằng mức doanh
thu dự kiến hàng năm).
Kết quả dự báo theo phương pháp này được thể hiện trên
bảng cân đối kế toán mẫu.
Xem thêm bài viết:
Phân tích điểm hòa vốn và việc ra quyết định kinh doanh
Mức thu phí và lệ phí dựa trên căn cứ nào? (Phần 1)