Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Phân tích tình hình sử dụng vốn


Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện thông qua quy mô, sự biến động và cơ cấu vốn ( tài sản)của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình tài sản nhằm mục đích đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ có hợp lý hay không, quy mô vốn của doanh nghiệp cao hay thấp, tăng hay giảm, đồng thời đánh giá chính sách đầu tư của doanh nghiệp trong kỳ Khi phân tích tình hình tài sản người ta thường sử dụng thông qua 2 nhóm chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, sự biến động của tài sản: Thuộc nhóm chỉ tiêu này là các chỉ tiêu phần tài sản trên bảng cân đối kế toán, cụ thể bao gồm: Tổng tài sản và từng loại tài sản trên bảng cân đối kế toán

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản (cơ cấu vốn): Thuộc nhóm chỉ tiêu này là chỉ tiêu tỷ trọng từng bộ phận tài sản

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:

                                       Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản

=

Giá trị của từng bộ phận tài sản

x 100

Tổng số tài sản

Phân tích quy mô, sự biến động của tài sản: Việc phân tích được tiến hành thông qua so sánh tổng tài sản cũng như từng chỉ tiêu tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ, hoặc với cuối các kỳ trước cả số tuyệt đối và số tương đối. Thông qua quy mô tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản ta thấy được số vốn được phân bổ cho từng lĩnh vực hoạt động, từng loại, chỉ tiêu tài sản. Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản ta thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho cho từng lĩnh vực hoạt động, cho từng loại, chỉ tiêu tài sản có hợp lý hay không? Đồng thời thông qua sự biến động của tổng tài sản thể hiện sự biến động về quy mô vốn đầu tư của doanh nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về khả năng tài chính của doanh nghiệp. Sự biến động của từng loại tài sản vừa thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản như thế nào đồng thời cũng cho thấy ảnh hưởng của sự biến động của từng loại tài sản đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó thấy được chính sách đầu tư, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Vì vậy, khi xem xét sự biến động từng loại cần đánh giá cụ thể đến tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như xem xét sự biến động của tiền và tương đương tiền; sự biến động của các khoản phải thu;; sự biến động của hàng tồn kho; sự biến động của tài sản cố định; sự biến động của tài sản dở dang dài hạn; sự biến động của các khoản đầu tư tài chính.

Phân tích cơ cấu tài sản: Việc phân tích được tiến hành thông qua xác định tỷ trọng của từng bộ phận tài sản và so sánh tỷ trọng từng bộ phận tài sản giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản.

. Việc phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp phải dựa trên tính chất, ngành nghề kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận tài sản. Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá.

 Xem thêm bài viết:

Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Các phương thức thanh toán Quốc tế



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn