Trong
nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là một loại tài sản linh động nhất, dễ
dàng dùng nó để thoả mãn mọi nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn
bằng tiền còn là tiền đề để có các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất
(nhân công, thiết bị, nguyên vật liệu).
Nếu
vốn bằng tiền giảm đi có nghĩa là tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng
quy mô, chớp lấy cơ hội đầu tư bị giảm sút, khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh
toán bị hạn chế. Nhưng do thời điểm thu tiền và thời điểm chi tiêu bằng tiền
không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau, cho nên trong thực tế thường xảy ra
thời điểm này thừa vốn bằng tiền mà còn thời điểm khác lại thiếu vốn bằng tiền.
Vì
vậy phải xác định nhu cầu vốn bằng tiền và chỉ rõ thời gian vốn bằng tiền cần
được tài trợ.
Dự
báo nhu cầu vốn bằng tiền là loại kế hoạch tác nghiệp. Người ta có thể lập kế
hoạch tác nghiệp cho tuần, kỳ, tháng, quý hoặc cho năm.
-
Nội dung dự báo nhu cầu vốn bằng tiền: Để đảm bảo thuận tiện trong điều hành và
nhận biết nguồn gốc của dòng tiền, người ta thường chia thành 3 bộ phận cấu
thành dòng tiền vào, dòng tiền ra của một doanh nghiệp, đó là: Dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư, Dòng tiền từ hoạt động tài
chính. Sau đó, người ta dự báo nhu cầu qua các bước sau:
Bước
1: Xác định dòng tiền vào của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở các dự báo về doanh thu bán hàng, dự kiến huy động vốn bằng
tiền (đi vay nợ, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…), căn cứ vào quy luật phát sinh
dòng tiền trong quá khứ và các chính sách bán chịu của doanh nghiệp để dự kiến
dòng tiền vào của doanh nghiệp. Cần chú ý đến sự khác nhau của doanh thu và thu
tiền.
Bước
2: Xác định dòng tiền ra của doanh nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch SXKD, kế hoạch
chi phí, các chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp đối với DN, các
chính sách của nhà nước như chính sách thuế…để xác định dòng tiền chi phát sinh
trong kỳ. Chú ý đến sự khác nhau của chi phí và chi tiền.
Bước
3: Xác định dòng tiền thuần trong kỳ: Đó là chênh lệch giữa dòng tiền vào và
dòng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong cùng một kỳ.
Bước
4: Xác định số dư tiền cuối kỳ: Lấy số dư đầu kỳ cộng với dòng tiền thuần trong
kỳ.
Bước
5: Xác định số tiền thừa (thiếu): Căn cứ vào số tiền mặt tối thiểu cần thiết,
có thể xác định được số tiền thừa hoặc thiếu ở trong kỳ.
Căn
cứ vào số tiền thừa thiếu, nhà quản lý sẽ đưa ra biện pháp sử dụng số tiền thừa
để tránh lãng phí. Hoặc tìm cách huy động để đảm bảo lượng tiền đáp ứng đầy đủ
cho hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: Các chỉ tiêu tài chính quan trọng (P1)