Sự khác nhau giữa hao mòn và khấu hao
tài sản cố đinh:
Hao mòn TSCĐ
|
Khấu hao TSCĐ
|
Là sự giảm dần giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD,
do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ KHKT… trong quá trình hoạt động của TSCĐ
|
Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của
TSCĐ vào chi phí SXKD trong thời gian sử dụng của TS
|
Hao mòn là hiện tượng khách quan, TS sử dụng trong quá trình
SXKD sẽ bị hao mòn dưới tác động của môi trường. Hao mòn làm giảm giá trị và
giá trị sử dụng của tài sản
|
Khấu hao là biện pháp mang tính chủ quan của nhà quản lý nhằm
thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản. Khấu hao là việc ghi nhận giảm
giá trị của tài sản
|
Hao mòn là đặc tính tự nhiên của TSCĐ, giá trị của TSCĐ sẽ giảm
dàn theo thời gian sử dụng
|
Khấu hao là phương pháp con người sử dụng để quy đổi tỷ lệ hao
mòn ra giá trị tiền tệ. Khấu hao có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tỷ lệ hao mòn
thực tế
|
Tại điều 38 Thông tư 200 quy
định nguyên tắc kế toán về hao mòn tài sản cố định như sau:
Điều
38. Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm
giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu
tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản
tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.
b) Về nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐSĐT dùng để cho thuê của
doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng,
không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành.
Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐSĐT hạch toán vào
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng,
chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Các trường hợp đặc biệt không phải
trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp
phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với TSCĐ dùng cho
hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích
khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch
toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó.
c) Căn cứ vào quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý
của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong các phương pháp tính, trích khấu hao theo
quy định của pháp luật phù hợp cho từng TSCĐ, BĐSĐT nhằm kích thích sự phát
triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp
với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao được áp dụng cho từng TSCĐ, BĐSĐT
phải được thực hiện nhất quán và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng
kể cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của TSCĐ và BĐSĐT.
d) Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải
được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng
hữu ích ước tính của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì
thời gian khấu hao phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ được
thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế
của TSCĐ. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và
các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong Báo cáo tài chính.
đ) Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn),
nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp
tục trích khấu hao. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã
hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể,
cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi,
không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ
đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định. Nếu số thu thanh lý
và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu
hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý
TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo
chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước.
e) Đối với TSCĐ vô hình, phải tuỳ thời gian phát huy hiệu
quả để trích khấu hao tính từ khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (theo hợp đồng, cam
kết hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền). Riêng đối với TSCĐ vô hình là
quyền sử dụng đất thì chỉ trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất xác định
được thời hạn sử dụng. Nếu không xác định được thời gian sử dụng thì không
trích khấu hao.
g) Đối với TSCĐ thuê tài chính, trong quá trình sử dụng
bên đi thuê phải trích khấu hao trong thời gian thuê theo hợp đồng tính vào chi
phí sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thu hồi đủ vốn.
h) Đối với BĐSĐT cho thuê hoạt động phải trích khấu hao
và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp có thể dựa
vào các BĐS chủ sở hữu sử dụng (TSCĐ) cùng loại để ước tính thời gian trích
khấu hao và xác định phương pháp khấu hao BĐSĐT. Trường hợp BĐSĐT nắm giữ chờ tăng
giá, doanh nghiệp không trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị.
Xem thêm bài viết:
Phương pháp trích Khấu hao Tài sản cố định
Khái niệm, chế độ tài sản Công ty Cổ phần