Từ điều
10 đến điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn xác
định thời gian trích khấu hao tài sản cố định như sau:
Điều 10.
Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:
1. Đối với tài
sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời
gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
2. Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian
trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ
|
=
|
Giá
trị hợp lý của TSCĐ
|
x
|
Thời
gian trích khấu hao của
TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này)
|
Giá
bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)
|
Trong
đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp
mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ
chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được
tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.
3.
Thay đổi thời gian trích khấu hao
tài
sản cố định:
a) Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích
khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian
trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh
nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định
trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:
- Tuổi thọ kỹ
thuật của TSCĐ theo thiết kế;
- Hiện trạng
TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài
sản);
- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả
sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.
- Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo
hình thức B.O.T, B.C.C thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với
chủ đầu tư.
b) Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian
trích khấu hao của tài sản cố định:
- Bộ Tài chính phê duyệt đối với:
+ Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty
do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập.
+ Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
phê duyệt đối với các Tổng công ty, công ty độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên địa bàn.
Trên cơ sở Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao
tài sản cố định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong thời hạn 20 ngày kể
từ ngày được phê duyệt Phương án, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế
trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
c) Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu
hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của
TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm
quyết định thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao
TSCĐ không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu
cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.
4. Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp
hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định) nhằm kéo dài hoặc rút
ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp
tiến hành xác định lại thời gian trích khấu hao của tài sản cố định theo ba
tiêu chuẩn nêu trên tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời
phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian trích khấu hao,
trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại tiết b khoản 3 Điều này.
Điều 11. Xác định thời gian trích khấu
hao của tài sản cố định vô hình:
1. Doanh nghiệp
tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa
không quá 20 năm.
2. Đối với TSCĐ
vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời
gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
3. Đối với TSCĐ
vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì
thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo
quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).
Điều 12. Xác định
thời gian trích khấu hao của tài sản cố định trong một số trường hợp đặc biệt:
1. Đối với dự án
đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T); Dự án hợp
đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C), thì thời gian trích khấu hao tài sản cố định
được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự
án. Trường hợp các dự án trên có phát sinh doanh thu không đều trong các năm
thực hiện dự án mà việc tính khấu hao theo nguyên tắc trên làm ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Tài chính xem
xét quyết định việc tăng, giảm khấu hao theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của
Thông tư này.
2. Đối với dây
chuyền sản xuất có tính đặc thù quân sự và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh tại các công ty quốc phòng, công ty an ninh, thì căn cứ vào quy
định tại Thông tư này, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An quyết định khung thời gian
trích khấu hao của các tài sản này.
Xem thêm:
Kiểm kê tài sản
Sự đổi mới của Thông tư 37/2017 về hướng dẫn sử dụng hóa đơn