Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Kiểm tra, tổ chức và bảo quản chứng từ kế toán


(Phần 3)

4. Kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán

 4.1. Kiểm tra chứng từ

Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoà vào, đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị để kiểm tra và xác minh là  đúng thì mới  được dùng  để ghi sổ.

Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm:

– Kiểm tra tính chính xác của số liệu thông tin trên chứng từ

– Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

– Kiểm tra tính đấy đủ, rõ ràng, trung thực các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ.

– Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ, kiểm tra xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính.

Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chế độ, quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước thì phải từ chối thực hiện, đồng thời phải báo ngay cho thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra phải trả lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ biết đề làm lại hay làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

4.2. Chỉnh lý chứng từ

Chỉnh lý chứng từ là công việc chuẩn bị để hoàn thiện đầy đủ các yếu tố trên chứng từ, phân loại tổng hợp chứng từ trước khi ghi sổ kế toán.

Chỉnh lý chứng từ gồm: ghi đơn giá, số tiền trên chứng từ (đối với loại chứng từ có yêu cầu này), ghi các yếu tố cần thiết khác, định khoản kế toán và phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu các chứng từ cùng loại (lập chứng từ tổng hợp).

4.3. Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán

Luân chuyển chứng từ là giao chuyển chứng từ lần lượt tới các bộ phận có liên quan, để những bộ phận này nắm được tình hình, kiểm tra, phê duyệt, lấy số liệu ghi vào sổ kế toán.

Tùy theo từng loại chứng từ mà có trình tự luân chuyển phù hợp, theo nguyên tắc tổ chức luân chuyển chứng từ phải đạt được nhanh chóng, kịp thời không gây trở ngại cho công tác kế toán.

Để sự luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán được hợp lý nền nếp, cần xây dựng sơ đồ luân chuyển chứng từ  kế toán cho từng loại chứng từ, trong đó quy định đường đi của chứng từ, thời gian cho mỗi bước luân chuyển, nhiệm vụ của người nhận được chứng từ.

  Chứng từ là một khâu quan trọng trong quá trình kế toán. Có thể nói chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trước hết vào chất lượng của chứng từ kế toán.

Vì vậy lập và luân chuyển chứng từ kế toán là công việc cần hết sức cơi trọng để đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ: Tuân theo đúng nguyên tắc lập và phản ánh đúng sự thật nghiệp vụ kinh tế. Hơn nữa còn cần quan tâm đến việc cải tiến công tác kế toán nói chung theo các hướng sau:

– Giảm số lượng chứng từ để đủ cho nhu cầu, tránh thừa hoặc trùng lặp.

-Hạn chế sử dụng chứng từ liên hợp, chứng từ nhiều lần. Xác định đúng những bộ phận cần lưu chứng từ để giảm số liên của chứng từ tới mức hợp lý.

-Đơn giản hóa nội dung chứng từ: Chứng từ chỉ bao gồm những nội dung thật cần thiết. Đơn giản hóa tiến tới thống nhất, tiêu chuẩn hóa chứng từ.

-Hợp lý hóa thủ tục, ký, xét duyệt chứng từ. Quy chế hóa các bước xử lý từng loại chứng từ. Xây dụng sơ đồ luân chuyển chứng từ khoa học.

4.4. Bảo quản và lưu trữ chứng từ

Vì chứng từ kế toán là tài liệu gốc, có giá trị pháp lý nên sau khi dùng làm căn cứ vào sổ, chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo trình tự, đóng gói cẩn thận và phải được bảo quản lưu trữ để khi cần có cơ sở đối chiếu, kiểm tra. Trước khi đưa vào lưu trữ, chứng từ được sắp xếp phân loại để thuận tiện cho việc tìm kiếm và bảo đảm không bị hỏng, mất.

Thời gian lưu trữ ở phòng kế toán không quá một năm, sau đó đưa vào nơi lưu trữ dài hạn, thời gian lưu trữ ở nơi lưu trữ dài hạn được quy định chi tiết trong Luật kế toán. Điều 31 của Luật Kế toán ghi rõ: đối với những chứng từ sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính thời gian lưu trữ tối thiểu là 10 năm.

5. Danh mục chứng từ kế toán doanh nghiệp

Một trong những nội dung cơ  bản của Chế độ  kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo thông tư 200/2014/TT-BTC của bộ trưởng Bộ Tài chính là hệ thống chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán được hướng dẫn tại phụ luc 3_TT 200_2014 TT_BTC.

 Xem thêm bài viết:

Chứng từ Kế toán là gì?

Mức thu phí và lệ phí dựa trên căn cứ nào? (Phần 1)

 



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn