Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Những văn bản mới nhất tháng 11/2017


Bãi bỏ mẫu 06/GTGT

Thông tư 93/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014) và bãi bỏ khoản 7 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Cụ thể, Thông tư đã bỏ quy định doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có doanh thu dưới 01 tỷ đồng nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định phải đăng ký tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Mẫu 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC

Tương tự, Thông tư cũng bỏ quy định phải nộp Mẫu 06/GTGT khi chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT. Trước đây, người nộp thuế đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chuyển sang phương pháp khấu trừ hoặc ngược lại phải gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT theo Mẫu 06/GTGT.

Thông tư này cũng quy định, phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh sẽ được xác định theo Hồ sơ khai thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC).

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/11/2017.

Điều chỉnh quy định về lệ phí kinh doanh – Thông tư 250/2016/TT-BTC

Để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 250/2016/TT-BTC, ngày 27/09/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2017/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư này quy định lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản thu đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp

hợp tác xã.

Trước đây, lệ phí đăng ký kinh doanh được quy định là khoản thu chỉ áp dụng đối với hộ gia đình; hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11/11/2017.

Thông tư 96/2017/TT-BTC -  hướng dẫn thẩm quyền  thu  phí và lệ phí

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 96/2017/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg - Tiêu chí cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập

Cũng có hiệu lực từ ngày 01/09/2017, Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ về các tiêu chí cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập.

Trước tiên, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa phải hoạt động trong các ngành, lĩnh vực như: Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch; Thoát nước và xử lý nước thải; Vệ sinh môi trường; Chiếu sáng; Dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực; Thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm; Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; Quản lý, bảo trì bến tàu, bến xe; Kiểm định xây dựng; Hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe…

Bên cạnh đó, đơn vị sự nghiệp công lập còn phải đáp ứng thêm các tiêu chí: Tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi hoặc có khả năng tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên sau khi chuyển đổi; Có phương án tiếp tục cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt.

Quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa - Thông tư số 11/2017/TT-BCT 

Thông tư số 11/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu nhưng có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý Nhà nước.

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài; Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa. Hàng thực phẩm đông lạnh, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng hóa đã qua sử dụng không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.

Thông tư này có hiệu lực ngày 11/09/2017.

Điều chỉnh hồ sơ xóa nợ thuế với doanh nghiệp phá sản - Thông tư số 79/2017/TT-BTC

Đây là nội dung của Thông tư số 79/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/09/2017.

Cụ thể, đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, hồ sơ xóa nợ tiền thuế bao gồm: Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án; Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được và không thu hồi được; Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự. Các tài liệu này phải là bản chính hoặc sao y bản chính.

Trước đây, hồ sơ xóa nợ tiền thuế của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chỉ bao gồm: Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản kèm theo phương án phân chia tài sản và Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án. Đồng thời, các tài liệu chỉ cần là bản sao có công chứng

Quy định mới về bảo đảm an toàn vốn của tổ chức tín dụng – NĐ 93/2017/NĐ-CP

Một trong những nội dung mới, đáng chú ý tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP của Chính phủ là quy định về việc bảo đảm an toàn vốn của tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác có liên quan. Trường hợp không đạt hoặc không có khả năng đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trong tối đa 01 tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các giải pháp khắc phục, như: Chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài; Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp…

Để bảo đảm an toàn vốn, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn phải mua bảo hiểm tài sản với những tài sản pháp luật quy định; Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi và công khai việc tham gia đó tại trụ sở, chi nhánh; Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo đúng quy định; Hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh khoản dự phòng rủi ro…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/09/2017.

Công văn 3541/TCT-KK ngày 09/08/2017 xử lý nghĩa vụ thuế của Chi nhánh chấm dứt hoạt động Về thuế GTGT:

Số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết của Chi nhánh tính đến thời điểm Chi nhánh chấm dứt hoạt động là số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của Công ty và sẽ được tiếp tục kê khai khấu trừ vào hồ sơ khai thuế GTGT của Công ty sau khi đã được Cục thuế địa phương xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Chi nhánh, trong đó bao gồm cả số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết tính đến thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh. Về thuế TNDN: Nếu Chi nhánh là cơ sở sản xuất thì Công ty kê khai, quyết toán thuế TNDN với Cục thuế địa phương, nếu phát sinh số thuế TNDN phải nộp thì phân bổ số thuế phải nộp tương ứng với phần phát sinh tại Chi nhánh để nộp cho Cục thuế địa phương theo quy định.

Công văn số 3719/TCT-CS ngày 17/08/2017 về việc hoàn thuế GTGT xuất khẩu:

Nếu doanh nghiệp đã hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu của 3 tháng liên tiếp và số thuế này sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước trong 03 tháng đó còn từ 300 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Công văn số 3745/TCT-CS ngày 18/08/2017 về hưởng ưu đãi thuếTNDN theo diện đầu tư mở rộng:

Chi nhánh thành lập tại địa phương khác tỉnh, thành phố nơi Công ty có trụ sở chính, không được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì Chi nhánh không thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo diện dự án đầu tư mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Nếu Chi nhánh đáp ứng một trong các tiêu chí về đầu tư mở rộng quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì Chi nhánh được hưởng ưu đãi thuếTNDN theo diện đầu tư mở rộng. Chi nhánh phải tính riêng thu nhập từhoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởngưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có)

Nếu Công ty thuộc trường hợp dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới thì hồ sơ để xác định dự án đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nếu Công ty thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế theo kê khai và thực tế đápứng điều kiệnưu đãi theo quy định.

Công văn số 3748/TCT-TNCN ngày 18/08/2017 về hồ sơ miễn thuế của chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án ODA:

 - Về lệnh cử đi công tác tại Dự án ODA: Nếu nhà thầu (công ty) không ký hợp đồng tư vấn với chuyên gia mà cử chuyên gia của nhà thầu nằm trong danh sách đấu thầu đi công tác tại Dự án ODA thì trong hồ sơ miễn thuế chuyên gia, hợp đồng tư vấn có thể được thay thế bằng quyết định giao nhiệm vụ thực hiện công việc hoặc lệnh cử đi công tác tại Dựán ODA.

 - Về thông tin chi trả thu nhập: Nếu nhà thầu có chi trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công cho chuyên gia thực hiện chương trình, dự án ODA thì bảng kê xác nhận thông tin chi trả thu nhập của nhà thầu được thay thế chứng từ chi trả thu nhập trong hồ sơ miễn thuế chuyên gia.

Công văn số 3867/TCT-TNCN ngày 25/08/2017 về chính sách thuế TNCN:

Nếu các khoản chi phí làm thẻ tạm trú, visa cho người lao động nước ngoài do công ty chi trả thay cho người lao động thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và kê khai nộp thuế TNCN theo quy định. Nếu công ty thuê người lao động là người nước ngoài thì công ty có trách nhiệm đề nghị cấp giấy phép lao động nên chi phí làm giấy phép lao động do công ty chi trả và không tính vào thu nhập chịu thuếTNCN của người lao động.

 Công văn số 11133/BTC-CST ngày 21/08/2017 về chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán phái sinh:

 - Về thuế GTGT: các hoạt động liên quan tới niêm yết, giao dịch, tạo lập thị trường, kinh doanh chứng khoán phái sinh, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 02

- Về thuếTNDN đối với doanh nghiệp trong nước có thu nhập từ giao dịch : hợp đồng tương thì khoản thu nhập này phải chịu thuế TNDN theo quy định. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán trong kỳ là tổng lãi lỗ vị thế ròng, doanh nghiệp kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuếTNDN trong kỳ.

 - Về thuế TNDN đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, thuếTNCN đối với cá nhân (không phân biệt cá nhân cư trú hay không cư trú) có thu nhập từ chuyển nhượng trên th hợp đồng tương lai ị trường chứng khoán phái sinh: áp dụng tỷ lệ thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. Trong đó, giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần được xác định bằng giá thanh toán của hợp đồng tương lai tại thời điểm xác định thu nhập tính thuế x Hệ số nhân hợp đồng x Số lượng hợp đồng x tỷ lệ ký quỹ ban đầu chia (:) 2.


Xem thêm:

Công nghệ số 4.0 có làm kế toán mất việc?

Tin tức pháp luật cập nhật 25/12/2017

Hướng dẫn chế độ kế toán theo thông tư 133



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn