Kho ngoại quan và kho bảo thuế là gì?
Kho
ngoại quan: Kho
ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách
với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ
đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng
thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.
Kho
ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Các khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công
nghiệp).
- Kho ngoại quan, hàng hoá, phương
tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ
tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa của
chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
- Hàng hóa của
doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước
hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
- Hàng hóa từ
nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
Kho bảo thuế: Được thành lập để lưu giữ nguyên liệu
nhập khẩu để cung ứng cho sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo
thuế. Nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế chưa phải nộp thuế
nhập khẩu và các loại thuế khác.
-
Đối với khu chế xuất, khu công nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu
được lập kho bảo thuế để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng hoá
đưa vào kho bảo thuế thuộc diện chưa phải nộp thuế nhập khẩu.Việc thành lập kho
bảo thuế và điều kiện lập kho bảo thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số
154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật
Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
-
Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế không được bán tại thị trường Việt Nam. Trường
hợp hàng hoá đó không thuộc diện cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, nếu bán
tại thị trường Việt Nam thì nhà đầu tư phải làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan
hải quan, nộp thuế nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
-
Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu
cầu sản xuất thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ phải thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và pháp luật về
môi trường.
Xem thêm bài viết:
Thay đổi quan trọng về hải quan và thuế xuất nhập khẩu từ năm 2018
Tập đoàn kinh tế