Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Gỡ rồi về vấn đề Bảo hiểm 2018 (Phần 2)


Gỡ rồi về vấn đề bảo hiểm phần 2.jpg

Gỡ rồi về vấn đề Bảo hiểm 2018 (Phần 2)

Số tiền bảo hiểm 2018 được tính trên thu nhập nào?
Có điểm nào khác với 2017

     Qua Phần 1: “Khi nào Doanh nghiệp phải nộp Bảo hiểm?  Việc nộp Bảo hiểm 2017, 2018 có gì khác nhau?" Chúng ta đã thấy rằng, về cơ bản, từ 01/01/2018, Chi phí bảo hiểm của DN có thể tăng vọt, do Đối tượng nộp bảo hiểm được mở rộng, không chỉ gồm lao động thời vụ từ 3 tháng trở lên, mà chỉ từ 01 tháng trở lên đã phải tham gia bảo hiểm….

     Ở phần 2 này, Nghề kế toán muốn chia sẻ rõ hơn về việc “Số tiền bảo hiểm được tính trên thu nhập nào? Năm 2018 có gì khác năm 2017”

     Từ 01/01/2018, Chi phí bảo hiểm của DN có thể tăng mạnh do mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm: tiền lương, phụ cấp mà còn cả các khoản bổ sung khác. Cụ thể như sau

     Mối quan hệ giữa Thu nhập của NLĐ và nghĩa vụ phải nộp Bảo hiểm của DN

mucluong2017.jpg

mucluong2018.jpg

     Lương đóng bảo hiểm là gì?

     Lương: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT/BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và  hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (Nghị định số 05/2014/NĐ-CP)

     Lương đóng bảo hiểm là mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy đình của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. (Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH)

     Phụ cấp lương đóng bảo hiểm là phụ cấp nào?

   Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lap động và mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

     2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

     a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

     b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. (Khoản 2, điều 4, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH)

     Bổ sung khác

    Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại điểm 2.1 khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

     Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: 

     “3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận cụ thể:

     a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuân trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương” 


     Ví dụ minh họa: Tại một DN X, năm 2018, có ký hợp đồng lao động với nhân viên kinh doanh được hướng các thu nhập sau:

1. Tiền lương cứng hàng tháng: 5.000.000 đồng/ 1 tháng

2. Tiền lương kinh doanh trung bình hàng tháng: 3.000.000 đồng/tháng

3. Tiền phụ cấp chuyên môn kinh doanh: 1.000.0000 đồng/tháng

4. Lương tháng 13 dự kiến chi cuối năm (bằng 01 tháng lương thực tế bình quân tháng): 8.000.000 đồng


Khoản thu nhập tính bảo hiểm? 

1. Tiền lương cứng hàng tháng: 5.000.000 đồng/ 1 tháng => khoản tiền lương nộp bảo hiểm

2. Tiền lương kinh doanh trung bình hàng tháng: 3.000.000 đồng/tháng => khoản thu nhập bổ sung khác

3. Tiền phụ cấp chuyên môn kinh doanh: 1.000.0000 đồng/tháng => khoản phụ cấp bị tính bảo hiểm

4. Lương tháng 13 (dự kiến) : 8.000.000 đồng => khoản thu nhập bổ sung

>> Vậy từ năm 2018, các khoản trên để là cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm theo quy định

Như vậy năm 2018, chi phí bảo hiểm tăng mạnh vì:

Đối tượng nộp bảo hiểm được mở rộng, thay vì từ 3 tháng trở lên, mà chỉ từ 01 tháng trở lên đã phải tham gia bảo hiểm…. 

mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm: tiền lương, phụ cấp mà còn cả các khoản bổ sung khác.

     Căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;

- Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

- Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013;

- Căn cứ Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

- Căn cứ Thông tư 141/2017/TT-BLDTBXH ngày  07/12/2017 về mức lương tối thiểu năm vùng 2018

- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động

- Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động  (lương, phụ cấp lương) hướng dẫn Nghị định số 05/2015/NĐ-CP

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động  (lương, phụ cấp lương) hướng dẫn Nghị định số 05/2015/NĐ-CP

- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật bảo hiểm & BHXH bắt buộc

- Quyết định 595/QĐ-BHXH của Cơ quan bảo hiểm xã hội  ban hành ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế

Xem thêm bài viết:


Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn