Hải quan sẽ kiểm tra
doanh nghiệp xuất nhập khẩu những
gì?
Tại cửa khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm
tra trị giá hải quan của người xuất khẩu nhập khẩu, nội dung cụ thể như dưới
đây
1. Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan
- Kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế
- Kiểm tra trị giá hải quan
- Kiểm tra, xác định xuất xứ
- Kiểm tra thực hiện chính sách thuế
- Kiểm tra giấy phép
2. Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
- Nếu có căn cứ xác định nhập khẩu hải quan khai sai thì Cơ quan Hải quan yêu cầu Doanh nghiệp khai bổ sung, Nếu Doanh nghiệp không khai bổ sung thì Cơ quan Hải quan ấn định thuế
- Nếu chưa đủ căn cứ xác định thì Cơ quan Hải quan yêu cầu Doanh nghiệp bổ dung hồ sơ (Tài liệu kỹ thuật, Hợp đồng mua bán, bản phân tích thành phần hàng hoá)
- Nếu vẫn chưa xác định được hàng hoá thì Cơ quan Hải quan lấy mẫu giám định, phân tích phân loại hoặc tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá
- Thời gian kiểm tra hồ sơ: Chậm nhất 02 giờ
3. Kiểm tra trị giá hải quan
Hàng hóa XK: Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế.
Hàng hóa NK: Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) hoặc theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Phương pháp xác định trị giá hải quan: Theo các phương pháp của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
Quy định tại điều 25 Thông tư 39/2015/TT-BTC:
Trong một số trường hợp phải áp dụng tham vấn trị giá Hải quan
- Thẩm quyền tham vấn trị giá hải quan: Cục trưởng Hải quan hoặc ủy quyền Chi cục Hải quan
- Thời gian: Trong 30 ngày đăng ký tờ khai
- Tham vấn 01 lần:
>> Cùng hợp đồng, được Xuất khẩu, Nhập khẩu theo nhiều chuyến khác nhau
>> Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan không thay đổi
>> Nhập khẩu hải quan có văn bản đề nghị tham vấn 01 lần