PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
(Phần 2)
(6) Hệ số
tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt
tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho
biết khả năng tự tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu . Trị
số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng
cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại,
khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của
doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm.
Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:
Hệ số tự tài trợ
|
=
|
Vốn chủ sở hữu
|
Tổng tài sản
|
"Vốn chủ sở hữu" được phản ánh ở
chỉ tiêu B "Vốn chủ sở hữu" (Mã số 400), còn "Tổng tài sản"
được phản ánh ở chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 270) trên Bảng
cân đối kế toán.
(7) Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay hệ số
vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải
tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn
1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài
sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các
khoản nợ dài hạn đến hạn. Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân
chuyển dài (thường là ngoài một năm hay ngoài
một chu kỳ kinh doanh) nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ
tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn
chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong thanh toán và ngược lại, nếu vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và bảo đảm thừa khả năng tài trợ tài sản dài
hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo
hạn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả
kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng
vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi.
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
|
=
|
Vốn chủ sở hữu
|
Tài sản dài hạn
|
"Tài sản dài hạn" được phản ánh ở
chỉ tiêu B "Tài sản dài hạn" (Mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán.
Cần lưu ý rằng, chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” còn có thể tính
riêng cho từng bộ phận tài sản dài hạn (nợ phải thu dài hạn, tài sản cố định đã
và đang đầu tư, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn), đặc biệt là bộ
phận tài sản cố định đã và đang đầu tư; bởi vì, tài sản cố định (đã và đang đầu
tư) là bộ phận tài sản dài hạn phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của
doanh nghiệp. Khác với các bộ phận tài sản dài hạn hạn, doanh nghiệp không thể
dễ dàng và không thể đem bán, thanh lý bộ phận tài sản cố định được vì đây
chính là điều kiện cần thiết và là phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” được tính theo công thức
sau:
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
|
=
|
Vốn chủ sở hữu
|
Tài sản cố định đã và đang đầu tư
|
Tài sản cố định đã và đang đầu tư được phản
ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố định” (Mã số 220),
bất động sản đầu tư (Mã 230) và
chỉ tiêu “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” (Mã số 242) trên Bảng cân đối kế
toán
(8) Hệ số đầu tư
dài hạn
Hệ số đầu tư dài hạn là chỉ tiêu phản ánh mức
độ đầu tư vào tài sản dài hạn trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài
sản của doanh nghiệp (phản ánh chính sách đầu tư của DN). Trị số này phụ thuộc
rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ số đầu tư dài
hạn
|
=
|
Tài sản dài hạn
|
Tổng cộng tài sản
|
Hệ số đầu tư có thể tính chung cho toàn bộ
tài sản dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải thu dài hạn (hệ số đầu tư tổng
quát) hay tính riêng cho từng bộ phận của tài sản dài hạn (hệ số đầu tư tài sản
cố định, hệ số đầu tư tài chính dài hạn...); trong đó, hệ số đầu tư tài sản cố
định được sử dụng phổ biến, phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định chiếm
trong tổng số tài sản là bao nhiêu. Trị số này phụ thuộc vào từng ngành, nghề
cụ thể. Tài sản dài hạn được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản dài hạn), mã số 200
trên bảng cân đối kế toán
Xem thêm:
Hệ thống chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài chính (P3)
Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn bằng nợ phải trả