Tài
sản của doanh nghiệp
Tài
sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, tài
sản ngắn hạn, bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn
hạn, hàng tồn kho và tài sản khác; tài sản dài hạn gồm có: tài sản cố định, nợ
phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính, và tài sản dài hạn khác.
Doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ về tài sản như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; thực hiện các quyền và
lợi ích hợp pháp khác từ tài sản của doanh nghiệp; thay đổi cơ cấu về tài sản
để phát triển sản xuất kinh doanh; Chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp,
thanh lý tài sản của doanh nghiệp theo
nghị quyết hoặc quy định của chủ sở hữu
hoặc điều lệ doanh nghiệp.
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để hình thành các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh
doanh thì đỏi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn tiền tệ để mua sắm và
hình thành. Lượng vốn bỏ ra đó được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
mà doanh nghiệp đã đầu tư để sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời.
Theo
đặc điểm luân chuyển của vốn, nguồn
vốn kinh doanh được chia thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động.
Trên
thực tế hiện nay vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau. Tuỳ theo từng tiêu thức phân loại mà nguồn vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau như sau:
Theo nguồn hình thành vốn: nguồn vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn: nguồn vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn
vốn tạm thời là nợ ngắn hạn,
Nguồn
vốn thường xuyên là nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Theo phạm vi huy động vốn: nguồn vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn.
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: gồm nguồn vốn chủ sở hữu
huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, quỹ khấu hao và lợi nhuận
để lại để tái đầu tư
Nguồn
vốn bên ngoài doanh nghiệp bao
gồm: nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng,
phát hành trái phiếu và các khoản nợ khác...
Xem thêm: