Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Phân tích tình hình bảo đảm vốn kinh doanh của DN


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM VỐN THEO QUAN ĐIỂM LUÂN CHUYỂN VỐN

Xuất phát từ tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán, tổng giá trị tài sản luôn bằng với tổng giá trị nguồn vốn.

Tính chất cân bằng được thể hiện bởi phương trình (1) sau:

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay + Nguồn vốn thanh toán

= Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn + Tài sản thanh toán                                     

Trong đó, các chỉ tiêu trong phương trình (1) được thu thập trên bảng cân đối kế toán, cụ thể:

    Vn ch s hu: phn ánh tng s vn ch sở hữu hiện có của doanh nghiệp. Chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu”  là Mục B “Vốn chủ sở hữu”, Mã số 400 trên bảng cân đối kế toán.

    Vốn vay: phản ánh tổng số vốn vay, bao gồm: “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn” (Mã số 320), “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn” (Mã số 338), “Trái phiếu chuyển đổi” (Mã số 339), “Cổ phiếu ưu đãi” (Mã số 340) trên bảng cân đối kế toán.

    Nguồn vốn thanh toán: phản ánh toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của các đối tác trong thanh toán (kể cả chiếm dụng bất hợp pháp). Nguồn vốn thanh toán bao gồm nguồn vốn thanh toán ngắn hạn và nguồn vốn thanh toán dài hạn; trong đó, nguồn vốn thanh toán ngắn hạn là số vốn chiếm dụng trong thanh toán mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các đối tác trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nguồn vốn thanh toán ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm:

- Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311);

- Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312);

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313);

 - Phải trả người lao động (Mã số 314);

 - Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số 315);

 - Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số 316);

 - Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 317);

 - Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318);

 - Các khoản phải trả ngắn hạn khác (Mã số 319);

 - Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 321);

 - Qũy khen thưởng, phúc lợi (Mã số 322);

 - Qũy Bình ổn giá (Mã số 323);

 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu của chính phủ (Mã số 324).

Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp gồm các khoản chiếm dụng trong thanh toán có thời hạn trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh. Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong doanh nghiệp gồm:

- Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331);

- Người mua trả tiền trước dài hạn (Mã số 332);

 - Chi phí phải trả dài hạn (Mã số 333)

 - Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Mã số 334);

 - Phải trả  nội bộ dài hạn (Mã số 335);

 - Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (Mã số 336);

- Phải trả  nội bộ dài hạn khác (Mã số 337);

 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 341);

- Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 342);

- Qũy phát triển khoa học công nghệ (Mã số 343)

    “Tài sn ngn hn phn ánh giá tr tài sn ngn hn hin có, không bao gm các (tài sn) khon phi thu phát sinh trong thanh toán. Ch tiêu tài sn ngn hn bao gm: "Tin và các khon tương đương tin” (Mã số 110), "Các khoản đầu tư tài chính” (Mã số 120), "Hàng tồn kho" (Mã số 140), "Chi phí trả trước ngắn hạn" (Mã số 151) và "Tài sản ngắn hạn khác” (Mã số 155).

    “Tài sản dài hạn” phản ánh giá trị tài sản dài hạn hiện có, không bao gồm các (tài sản) khoản phải thu phát sinh trong thanh toán. Chỉ tiêu “tài sản dài hạn” bao gồm: "Tài sản cố định" (Mã số 220), "Bất động sản đầu tư" (Mã số 230), “tài sản dở dang dài hạn” (Mã số 240), "Đầu tư tài chính dài hạn" (Mã số 250), "Chi phí trả trước dài hạn" (Mã số 261), “Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn” (Mã số 263) và "Tài sản dài hạn khác" (Mã số 268).

    Tài sản thanh toán là giá trị tài sản của doanh nghiệp nhưng bị các đối tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Thuộc tài sản thanh toán gồm tài sản thanh toán ngắn hạn và tài sản thanh toán dài hạn.

Tài sản thanh toán ngắn hạn bao gồm:

 - Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130);

 - Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152);

 - Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (Mã số 153);

 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu của Chính phủ (Mã số 154);

Tài sản thanh toán dài hạn bao gồm:

 - Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210);

 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262).

Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, phương trình (1) có thể biến đổi thành phương trình (2) như sau:

(Vốn chủ sở hữu + Vốn vay) – (Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn)

= Tài sản thanh toán - Nguồn vốn thanh toán 

Phương trình (2) có thể xảy ra các trường hợp sau đây:

a/ Trường hợp 1:

Số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay lớn hơn số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tương ứng) đúng bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán với nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán

b/ Trường hợp 2:

 Số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng (phần chênh lệch giữa số tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay) đúng bằng số chênh lệch giữa nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán với giá trị tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán

c/ Trường hợp 3:

Vốn chủ sở hữu và vốn vay vừa đủ tài trợ cho tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Phương trình (2) thể hiện rõ nét tình hình luân chuyển vốn của doanh nghiệp tại các thời điểm nghiên cứu. Doanh nghiệp có thể bị chiếm dụng nhiều vốn, cũng có thể đi chiếm dụng nhiều vốn. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp quản trị, ứng xử với vốn chiếm dụng như thế nào để nó tác động tích cực đến quá trình, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Mẫu Phiếu kế toán hạch toán trích Bảo hiểm mới nhất 2018




Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn