Ý nghĩa và mục đích phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Bằng việc phân tích tình
hình công nợ của doanh nghiệp, các nhà
phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việc
chấp hành kỷ luật thanh toán đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương
lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của
doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt
động tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần,
, khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình
trạng nợ nần dây dưa, kéo dài thì chắc chắn, chất lượng hoạt động tài chính của
doanh nghiệp không cao (trong đó có quản lý nợ), thực trạng tài chính không mấy
sáng sủa, khả năng thanh toán thấp. Vì thế, có thể nói, qua phân tích tình hình
công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh
giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính. Đó cũng chính là mục đích
của phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Phân tích tình hình công nợ
Tình hình
công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu
và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Do các khoản nợ phải
thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người
mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các
khoản nợ phải thu người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ...); khoản nợ phải trả
người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ ...). Đối với các doanh nghiệp
thường xuyên phát sinh các khoản nợ với Ngân sách, với đơn vị nội bộ, khi phân
tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này. Về mặt tổng thể, khi phân
tích tình hình công nợ, các nhà phân tích phải lựa chọn, tính toán và so sánh
các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét:
Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ
của doanh nghiệp bao gồm:
+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao
gồm các chỉ tiêu phản ánh “nợ phải thu” và “nợ phải trả” trên bảng cân đối kế
toán.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ, và
trình độ quản lý công nợ, gồm có: Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả, Hệ số
các khoản phải thu, Hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ
bình quân, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ bình quân.
- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các
khoản nợ phải trả (%):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp
bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo công thức sau:
Tỉ lệ các khoản
nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả
|
=
|
Nợ phải thu
|
x 100%
|
Nợ phải trả
|
Nếu tỷ lệ này trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số
vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm
dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị
chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.
- Hệ số các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng
vốn của doanh nghiệp. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn
bị chiếm dụng.
- Hệ số các khoản phải trả:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng
vốn của doanh nghiệp và cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao
nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
- Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn (vòng):
Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh trong
kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn
hạn quay được mấy vòng. Như đã phân tích ở trên, do số nợ phải thu trong
các doanh nghiệp chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ nên số vòng quay các khoản phải thu thường chỉ tính cho số tiền hàng
bán chịu. Tuy
nhiên các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có thể sử dụng doanh thu thuần về
bán hàng. Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn được tính theo công thức:
Số vòng quay các
khoản phải thu ngắn hạn
|
=
|
Tổng số tiền hàng
bán chịu (hoặc doanh thu thuần)
|
Số dư bình quân
các khoản phải thu ngắn hạn
|
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư
các khoản phải thu ngắn hạn và
hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn.
Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn
hạn lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm
dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối
lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh
toán ngay trong thời gian ngắn).
Trong công thức trên, số dư bình quân các
khoản phải thu được tính như sau:
Số dư bình quân
khoản phải thu ngắn hạn
|
=
|
Phải thu ngắn hạn (đầu năm + cuối năm)
|
2
|
Ngoài cách tính trên, chỉ tiêu "Số vòng
quay các khoản phải thu ngắn hạn”
còn có thể tính cho toàn bộ các khoản phải thu ngắn hạn hay từng khoản phải thu cụ thể (phải thu người bán,
phải thu nội bộ...). Mỗi cách tính sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được
tình hình thanh toán theo từng đối tượng.
- Thời gian thu tiền bình quân:
Thời gian thu tiền (còn gọi là kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu
phản ánh thời gian bình quân thu các khoản phải thu ngắn hạn. Chỉ tiêu này được
tính như sau:
Thời gian thu tiền bình quân
|
=
|
Thời gian của kỳ
phân tích
|
Số vòng quay các
khoản phải thu ngắn hạn
|
Thời gian của kỳ phân tích thường lấy một năm
là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày.
Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ
thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại,
thời gian thu tiền càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số
vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.Tuy nhiên, thời gian thu tiền ngắn quá sẽ
gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến
khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.
Khi phân tích, cần tính toán và so sánh với
thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian thu tiền lớn hơn thời
gian bán chịu qui định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là
chậm; ngược lại, số ngày qui định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian thu
hồi tiền hàng bán ra, chứng tỏ việc thu hồi nợ sớm hơn so với kế hoạch về thời
gian.
Đối
với các doanh nghiệp mà nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của tính
thời vụ và chu kỳ kinh doanh, chỉ tiêu "Thời gian thu tiền" còn có
thể tính theo công thức sau:
Thời gian thu tiền bình quân
|
=
|
Số dư các khoản
phải thu cuối năm
|
Mức tiền hàng bán
chịu bình quân 1 ngày
|
Với cách tính này (tử số phản ánh số nợ phải thu
tại thời điểm phân tích), các nhà quản lý biết được khoảng thời gian cần thiết
để doanh nghiệp có thể thu hồi hết các khoản nợ hiện tại.
- Số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn (vòng):
Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh,
doanh nghiệp trả được bao nhiêu lần các khoản phải trả ngắn hạn, có thể xem xét riêng từng đối tượng như: mua chịu về
vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp,
theo công thức sau:
Số vòng quay các
khoản phải trả ngắn hạn
|
=
|
Tổng số tiền chậm
trả (Giá vốn hàng bán)
|
Số dư bình quân
các khoản phải trả ngắn hạn
|
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư
các khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng
quay của các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp
thời, ít đi chiếm dụng vốn nên tạo ra uy tín cao đối với người cung cấp. Tuy
nhiên, số vòng quay các khoản phải trả nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bởi vì khi đó mức độ chiếm dụng vốn của
DN ít, nên DN phải ứng thêm vốn cho hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp phải
huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hoá, dịch vụ...).
Trong công thức trên, số dư bình quân các
khoản phải trả được tính như sau:
Số dư bình quân
các khoản phải trả ngắn hạn
|
=
|
Tổng số nợ phải
trả ngắn hạn đầu năm và cuối
năm
|
2
|
Ngoài cách tính trên, chỉ tiêu "Số vòng
quay các khoản phải trả ngắn hạn”
có thể tính cho toàn bộ các khoản phải trả ngắn hạn hay từng khoản phải trả cụ thể (phải trả người bán,
phải trả khách hàng, phải trả nội bộ, phải nộp Ngân sách...). Mỗi một cách tính
sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được tình hình thanh toán theo từng đối
tượng.
- Thời gian thanh toán:
Thời gian thanh toán hay thời gian quay vòng
các khoản phải trả ngắn hạn là
chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân mà doanh nghiệp thanh toán tiền cho chủ
nợ trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Thời gian thanh toán bình quân
|
=
|
Thời gian của kỳ
phân tích
|
Số vòng quay các
khoản phải trả ngắn hạn
|
Hay:
Thời gian thanh toán bình quân
|
=
|
Số dư bình quân
các khoản phải trả ngắn
|
Mức tiền chậm trả
bình quân 1 ngày
|
Thời gian thanh toán tiền càng ngắn, chứng tỏ
tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược
lại, thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiền càng chậm, số
vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều.
Khi phân tích, cần tính toán và so sánh với
thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu thời gian
thanh toán tiền lớn hơn thời gian chậm trả được qui định thì việc thanh toán
tiền là chậm trễ và ngược lại, số ngày qui định mua chịu lớn hơn thời gian
thanh toán tiền, chứng tỏ việc thanh toán nợ sớm hơn so với kế hoạch về thời
gian.
Cũng như chỉ tiêu "Thời gian thu tiền”,
trong các doanh nghiệp mà nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của
tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh, chỉ tiêu "Thời gian thanh toán” còn có
thể tính theo công thức sau:
Thời gian thanh toán bình quân
|
=
|
Số tiền hàng còn
phải trả cuối năm
|
Mức tiền chậm trả
bình quân 1 ngày
|
Với cách tính này (tử số phản ánh số nợ phải
trả tại thời điểm phân tích), các nhà quản lý biết được khoảng thời gian cần
thiết để doanh nghiệp có thể trả hết các khoản nợ hiện tại.
Ngoài
việc tính và so sánh các chỉ tiêu trên, để nắm được tình hình thanh toán các
khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp, các nhà
phân tích tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối năm
với đầu năm trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và
số tiền nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu và dựa
vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét.
Xem thêm bài viết:
Phân tích tình hình và Kết quả Kinh doanh của DN
Tài sản cố định trong Doanh nghiệp