Khái
niệm về kiểm soát nội bộ: Là
việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế,
chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm
bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
Đơn
vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các
yêu cầu sau đây:
-
Tài sản của đơn vị
được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
-
Các nghiệp vụ được
phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và
trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
Khái niệm về kiểm toán nội bộ: Là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ,
thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
Nhiệm
vụ của kiểm toán nội bộ như sau:
-
Kiểm tra tính phù
hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
-
Kiểm tra và xác nhận
chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính,
báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
-
Kiểm tra việc tuân
thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính,
kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
-
Phát hiện những sơ
hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các
giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của
đơn vị kế toán.
Tại điều 39
Luật kế toán 88/2015/QH13 ngày 20 tháng
11 năm 2015 quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
như sau:
Điều
39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức
thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát
hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
2. Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm
soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh
sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và
được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính
trung thực, hợp lý.
3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá,
giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của
hệ thống kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của
thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị
trước khi trình ký duyệt;
c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động,
quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị
quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong
quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn
thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.
5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ
trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Xem thêm:
Kiểm tra Kế toán là gì?
Thuế tài nguyên là gì?