Khái niệm
Thuế
tài nguyên là sắc thuế áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có khai thác tài
nguyên thuộc diện chịu thuế tài nguyên theo quy định pháp luật của một quốc
gia.
Đối tượng chịu thuế
Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện
chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội
thủy, lãnh hải, vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước
Việt Nam, bao gồm:
·
Khoáng sản kim loại: gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, ti tan…)
và khoáng sản kim loại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiếc, đồng , chì, kẽm,
nhôm…).
·
Khoáng sản không kim loại: gồm đất làm gạch, đất khai thác san lấp, xây
dựng công trình, đất khai thác sử dụng cho mục đích khác; cát, sỏi, than, đá
quý… nước khoáng, nước nóng thiên nhiên…
·
Dầu mỏ, khí đốt
·
Sản phẩm của rừng tự nhiên: gồm gỗ, tre, nứa, giang, vầu, các loại dược
liệu và các loại động vật, thực vật được phép khai thác là sản phẩm của rừng tự
nhiên.
·
Thủy sản tự nhiên: gồm các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển,
sông, đầm ao… trong thiên nhiên.
·
Nước thiên nhiên: gồm nước mặn, nước dưới lòng đất trừ nước nóng, nước
khoáng thiên nhiên.
·
Tài nguyên thiên nhiên khác
Người nộp thuế tài nguyên
Là tổ
chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Người
nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
(1)
Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người
nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
phép khai thác khoáng sản.
Trường
hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng
sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân
khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp
thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.
Trường
hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng
sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài
nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.
(2) Doanh nghiệp khai
thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên
doanh là người nộp thuế.
Trường hợp Bên
Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp
đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các
bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không
xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp
đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp
thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
(3) Tổ
chức, cá nhân nhận
thầu thi công công trình trong quá trình
thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà
nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi
thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên
với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.
(4) Tổ chức, cá
nhân sử dụng nước từ công trình
thuỷ lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư
này, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.
Trường
hợp tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho
tổ chức, cá nhân khác
để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp
sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.
(5) Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai
thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế
tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế
tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức
được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt
động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.
Xem thêm:
Thuế tài nguyên tính trên cơ sở nào?
Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT)