Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp


1. Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong trương lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hữu hiệu, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính…nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động…
- Định hướng các quyết định của các nhà quản lý quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận
- Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức…Từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao.
3. Chức năng của phân tích tài chính
- Chức năng đánh giá
- Chức năng dự đoán
- Chức năng điều chỉnh
4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như:
4.1. Phương pháp đánh giá
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân chia
- Phương pháp liên hệ đối chiếu
- Phương pháp đồ thị
4.2. Phương pháp phân tích nhân tố
- Phương pháp mô hình dupont
- Phương pháp xác định mức hộ ảnh hưởng của các nhân tố
- Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố
4.3. Phương pháp dự đoán
- Phương pháp quy hồi
- Phương pháp toán xác suất
- Phương pháp phân tích độ nhạy để dự báo
- Phương pháp quy hoạch tuyến tính
- Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng
Tùy vào đặc điểm lẫn đối tượng mà mỗi doanh nghiệp sẽ chọn lựa được những phương pháp phân tích thích hợp
5. Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính. Để phân tích tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích tài chính phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Mỗi đối tượng quan tâm với những mục đích khác nhau, nên việc phân tích đối với mỗi đối tượng cũng có những nét riêng. Thông thường phân tích tài chính doanh nghiệp được tiến hành qua các giai đoạn:
5.1. Lập kế hoạch phân tích
- Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành phân tích:
- Xác định rõ nội dung phân tích, chỉ tiêu và phương pháp phân tích sử dụng
- Lựa chọn tài liệu, thông tin cần thu thập
- Lựa chọn nhân sự và phương tiện phân tích
5.2. Thực hiện phân tích
- Sưu tầm tài liệu
- Tính toán chỉ tiêu, vận dụng phương pháp phân tích
5.3 Kết thúc phân tích
- Lập báo cáo phân tích
- Tổ chức báo cáo kết quả phân tích
- Hoàn chỉnh và lưu trữ hồ sơ phân tích




Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn