Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Kỹ năng định giá tài sản


Đôi khi bạn thường hay nghe tới “Định giá” hay “Thẩm định giá”. Vậy hai khái niệm này có điểm gì khác biệt?. Thực chất là chỉ khác biết trong cách dùng từ mà thôi. “Thẩm định giá” đôi khi còn gọi là định giá lại. Mặc dù vậy, định giá và thẩm định giá đều là công việc ước tính giá trị. Thuật ngữ thẩm định giá đã được dùng như một thói quen – bổ sung vào kho tàng ngôn ngữ Việt Nam.
1. Khái niệm
Thẩm định giá và việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định.
2. Mục đích của định giá tài sản
* Xác định giá trị tài sản để chuyển giao quyền sở hữu
- Giúp cho người bán xác định giá bán có thể chấp nhận được
- Giúp cho người mua quyết định giá mua
- Thiết lập cơ sở cho sự trao đổi của tài sản này với tài sản khác

* Xác định giá trị tài sản cho các mục đích tài chính và tín dụng
- Để sử dụng tài sản cho việc cầm cố hay thế chấp
- Để xác định giá trị cho các hợp đồng bảo hiểm tài sản

* Xác định giá trị tài sản để xác định số tiền cho thuế theo hợp đồng.
- Giúp cho việc đặt ra mức tiền thuế và xây dựng các điều khoản cho thuế

* Xác định giá trị tài sản để phát triển tài sản và đầu tư
- Để so sánh cơ hội đầu tư vào các tài sản khác
- Để quyết định khả năng thực hiện đầu tư

* Xác định giá trị tài sản trong doanh nghiệp
- Để lập báo cáo tài chính hàng năm, xác định giá thị trường của vốn đầu tư
- Để xác định giá trị doanh nghiệp
- Để mua bán, hợp nhất, thanh lý các tài sản của công ty

* Xác định giá trị tài sản nhằm đáp ứng các yêu cầu có tính pháp lý
- Để tìm ra giá trị tính thuế hàng năm đối với tài sản
- Để xác định giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi tài sản
- Để tính thuế khi một tài sản được bán hoặc để thừa kế
- Để tòa án ra quyết định phân chia tài sản khi xét xử các vụ án
- Để xác định giá sàn phục vụ việc đấu thầu, đấu giá các tài sản công
- Để xác định giá sàn phục vụ phát mãi các tài sản bị tịch thu, xung công quỹ

3. Nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường
3.1. Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Mỗi tài sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích và đưa lại các lợi ích khác nhau, nhưng giá trị của chúng được xác định hay thừa nhận trong điều kiện nó được sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất (highest and best use).
3.2. Nguyên tắc thay thế
Gới hạn cao nhất về giá trị của một tài sản không vượt quá chi phí để có một tài sản tương đương.
3.3. Nguyên tắc dự kiến các khoản lợi ích tương lai
Giá trị của một tài sản được quyết định bởi những lợi ích tương lai tài sản mang lại cho nhà đầu tư.
3.4. Nguyên tắc đóng góp
Giá trị của một tài sản hay của một bộ phận cấu thành một tài sản, phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nó, sẽ làm cho giá trị của toàn bộ tài sản tăng lên hay giảm đi là bao nhiêu.
3.5. Nguyên tắc cung cầu
Giá cả là sự đánh giá của thị trường về giá trị tài sản. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả là bằng chứng và là sự thừa nhận của thị trường về giá trị tài sản. Trong các thị trường khác, dưới sức ép của cung và cầu, giá cả có thể có khoảng cách rất xa so với giá trị thực. Vì vậy khi so sánh các tài sản với nhau, phải phân tích tác động của yếu tố cung và cầu ảnh hưởng đến giá trị tài sản cần thẩm định
4. Quy trình định giá tài sản
4.1. Xác định rõ đối tượng và mục đích định giá tài sản
Đây là bước đầu tiên trong quy trình định giá tài sản, kết quả của bước này là cơ sở quan trọng để người định giá, cũng như tổ chức định giá hiểu rõ về đối tượng định giá, khách hàng định giá…nhằm lên kế hoạch chi tiết trong quá trình định giá, cũng như xác định rõ các điều khoản trong hợp đồng định giá.
4.2. Lập kế hoạch định giá 
Lập kế hoạch định giá chính là việc xác định rõ những bước công viêc phải làm gắn liền với thời điểm cụ thể cũng như xác định thời gian thực hiện từng bước công việc và toàn bộ thời gian cho cuộc định giá
4.3. Khảo sát hiện trường và thu thập tài liệu
Người định giá phải khảo sát hiện trường, kiểm tra và xác định thực trạng của tài sản một cách trung thực, đầy đủ và chính xác trong phạm vi cần thiết, phải thu thập, phân loại đối chiếu tất cả những dữ liệu có liên quan giúp nhận biết tài sản về pháp lý, về vật chất, về mặt kinh tế - kỹ thuật để có thể tiến hành định giá một cách hợp lý, có thể đưa ra kết quả định giá chuẩn xác, đầy đủ và không sai lầm
Người định giá phải dựa trên các thông tin thu thập từ các nguồn: Khảo sát thực địa; những giao dịch mua và bán tài sản (giá chào, giá trả, giá thực mua bán, điều kiện mua bán, khối lượng giao dịch…) thông qua phỏng vấn các công ty kinh doanh tài sản, công ty xây dựng, nhà thầu, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng; thông tin trên báo chí địa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường tài sản
4.4. Phân tích thông tin
Đây là bước nhằm đánh giá những tác động của các yếu tố khác nhau đến mức giá của tài sản cần thẩm định
4.5. Ước tính giá trị tài sản cần định giá
Ước tính giá trị tài sản định giá là công đoạn cuối cùng trước khi lập báo cáo định giá. Mục đích của bước này là truyền đạt kết quả định giá và các kết luận của người định giá một cách có hiệu quả nhất và có sức thuyết phục với chủ thể liên quan
4.6. Lập báo cáo định giá
Báo cáo kết quả thẩm định giá là văn bản do nhà định giá lập để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về quá trình định giá, mức giá ước tính của tài sản mà khách hàng yêu cầu thẩm định giá
Báo cáo kết quả thẩm định giá phải thể hiện những thông tin đúng theo thực tế mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản định giá
5. So sánh giá trị, giá cả và chi phí
* Giống nhau:
- Đều thể hiện bằng một số tiền nhất định
- Đều có thể sử dụng để đo lường lợi ích của hàng hóa đối với các chủ thể
* Khác nhau:
- Giá cả là một khái niệm phản ánh quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa
- Khái niệm giá trị không nhất thiết đượ hình thành và được dùng trong quan hệ trao đổi, mua bán. Trong nhiều trường hợp, khái niệm giá trị thể hiện số tiền ước tính, số tiền mang tính giả thiết. Giá trị ước tính có thể có khoảng cách xa so với giá cả thực tế giao dịch. Nhưng giá trị trao đổi là đồng nghĩa với khái niệm giá cả.
- Chi phí là một dạng đặc biệt của giá cả. Chi phí là cách gọi khác của giá cả, được người mua dùng cho các yếu tố đầu vào của họ, phản ánh phí tổn cho việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ




Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn