1. Trích lập dự phòng
Khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất tài sản, gồm:
1.1. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh;
1.2. Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.
- Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chỉ trích lập khoản dự phòng do công ty liên doanh, liên kết bị lỗ nếu Báo cáo tài chính không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
- Riêng khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ lâu dài (không phân loại là chứng khoán kinh doanh) và không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư, việc lập dự phòng được thực hiện như sau:
+ Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản đầu tư được xác định tin cậy, việc lập dự phòng dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu (tương tự như dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh);
+ Đối với khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, việc lập dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư (dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác)
1.3. Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi.
1.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
Số liệu trích lập dự phòng được tính toán theo các phương pháp tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 và thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013
2. Chi phí giá vốn
Chi phí này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành
sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với
doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.
Ngoài ra, đây còn là các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
3. Chi bán hàng và Chi quản lý doanh nghiệp
3.1. Chi bán hàng
Khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp
dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
3.2. Chi quản lý doanh nghiệp
Khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao
TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) .
3.3. Nội dung chi bán hàng và chi quản lý doanh nghiệp bao gồm:
• Tiền lương: Quỹ lương của công ty được xác định theo các phương pháp xây dựng quỹ tiền lương.
- Nội dung chi từ quỹ tiền lương được thực hiện theo hướng dẫn theo quy định nội bộ của công ty
- Phương án trả lương được xây dựng dựa trên Quy chế trả lương áp dụng tại Công ty.
- Toàn bộ thu nhập của cán bộ nên được thanh toán qua ngân hàng.
- Các trường hợp không được tính vào chi phí tiền lương được quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 và Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính
• Ăn ca: Chi phí tiền ăn giữa ca do người có thẩm quyền trong công ty quyết định phù hợp với hiệu quả kinh doanh, nhưng phải đảm bảo mức chi hàng tháng cho mỗi người lao động không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tham chiếu theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH
• BHXH: Theo chế độ tài chính hiện hành, căn cứ vào điều 86 Luật BHXH 2014 và điều 5 của Quyết định 959/QĐ-BHXH, quỹ BHXH được trích với tỷ lệ 26% trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Người sử dụng lao động phải nộp 18% (Trong đó 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản, 1% quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp và 14% quỹ hưu trí, tử tuất) trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí hoạt động kinh doanh, còn 8% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ)
• BHYT: Căn cứ nghị định số 105/2014/NĐ-CP các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng, trong đó doanh nghiệp phải chịu 3% (tính vào chi phí hoạt động kinh doanh), còn người lao động trực tiếp nộp 1,5% (trừ vào thu nhập của họ). Quỹ BHYT do cơ quan y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
• BHTN: Theo quy định hiện hành, căn cứ vào Luật số: 38/2013/QH13, các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHTN bằng 2% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán, trong đó doanh nghiệp phải chịu 1% (tính vào chi phí hoạt động kinh doanh), còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ).
• KPCĐ: Theo chế độ hiện hành, căn cứ vào nghị định 191/2013/NĐ-CP, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong đó doanh nghiệp nộp 1% lên CĐCS, 1% giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn đơn vị.
Ngoài ra còn có các khoản như sau: (Các khoản chi này do doanh nghiệp phải căn cứ vào các quy định như Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 và Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính để ban hành quy định phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh cũng như dựa vào đó để mang lợi lợi ích tối đa cho doanh nghiệp đồng thời cũng phải phù hợp với các quy định của Pháp luật)
• Chi trang phục
• Công tác phí
• Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động.
• Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ
• Các khoản chi quản lý khác bao gồm:
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như phí bưu điện, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thuê sửa chữa tài sản cố định; phí trả cho tổ chức giám sát, kiểm toán; chi phí tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng kinh tế; chi phí mua ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh; tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người;
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác.
-
Các khoản thuế (trừ thuế
thu nhập doanh nghiệp), phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ.
3.4. Chi phí hoạt động tài chính
Khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
Nội dung của các khoản chi hoạt động tài chính :
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
- Chi phí khác.
3.5. Chi phí hoạt động khác
Khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác.
3.6. Các khoản không được hạch toán vào chi phí
Các trường hợp không được tính vào chi phí được trừ được quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 và Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính
Nguyên tắc xác định các khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lý:
-
Các khoản chi không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định hoặc
hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.
- Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Mời các bạn theo dõi bài viết quản lý tài chính theo từng mục chi tiết sau: