Gỡ rối vấn đề Bảo hiểm (Phần 3)
Kỹ năng giải trình trước Cơ quan Thuế về
chi phí Bảo hiểm
Qua Phần 1, Phần 2, Nghề kế toán đã chia sẻ với bạn về các vấn đề quan trọng liên quan đến bảo hiểm
năm 2018 như: “Khi nào Doanh nghiệp phải nộp Bảo hiểm? số tiền bảo hiểm được
tính trên thu nhập nào? … Ở Phần 3 này, chúng tôi xin bật mí chi tiết hơn nữa về:
1. Tỷ
lệ bảo hiểm cụ thể phải nộp của từng loại
2. Kỹ
năng giải trình trước cơ quan thuế về chi phí bảo hiểm
3. Kỹ
năng hạch toán các khoản bảo hiểm theo quy định mới nhất
(Tặng Phiếu kế
toán hạch toán bảo hiểm năm 2018)
I. Tỷ lệ bảo hiểm cụ thể phải nộp
của từng loại như thế nào?
II.
Kỹ
năng giải trình trước cơ quan thuế về chi phí bảo hiểm
Căn
cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC; Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, để
các khoản trích bảo hiểm là chi phí được trừ, kế toán cần chú ý về chứng từ làm
bằng chứng tin cây khi hạch toán các khoản bảo hiểm như sau:
Thông báo kết quả nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTN-BNN của cơ quan
bảo hiểm đối với Doanh nghiệp. (Trong thông báo này thể hiện rõ Quỹ lương đăng ký nộp bảo
hiểm, các khoản bảo hiểm phải nộp, đã nộp, còn phải nộp hay nộp thừa theo
xác nhận của cơ quan bảo hiểm. Đây là
bằng chứng rất quan trọng vì có sự đối chiếu, xác nhận của cơ quan bảo hiểm)
Phiếu kế toán hạch toán trích lập Bảo hiểm (Tặng Phiếu kế toán)
III. Kỹ năng hạch toán các khoản bảo
hiểm theo quy định mới nhất
1. Đối với phần bảo hiểm thuộc trách
nhiệm của Doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan bảo hiểm, kế toán hạch toán ghi
nhận vào chi phí được trừ nếu có chứng tư tin cây đã đề cập tại mục B, hạch
toán
Nợ TK 6421, 6411, 627, 622, 623 = 21,5% x Quỹ lương đóng bảo hiểm
Có TK 3383, 3384, 3389 = 21,5% x Quỹ lương đóng bảo hiểm
(chi tiết loại BH)
2. Đối với phần bảo hiểm thuộc trách
nhiệm của Người lao động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm, kế toán hạch toán :
Nợ TK 334 (nếu số tiền này trừ trực tiếp trên sổ lương)
Nợ TK 111 (nếu số bảo hiểm này thu trực tiếp bằng tiền mặt)
Có TK 3383, 3384,
3389 = 10,5% x Quỹ lương đóng bảo hiểm (chi tiết loại BH)
3. Khi nộp bảo hiểm cho cơ quan bảo
hiểm. Kế toán căn cư vào các chứng tứ: Giấy đề nghị nộp bảo hiểm, Tờ khai nộp
bảo hiểm, Ủy nhiệm chi nếu thanh toán bằng chuyển khoản và hạch toán:
Nợ TK TK 3383, 3384, 3389 = 32% x Quỹ lương đóng bảo hiểm (chi
tiết loại BH)
Có TK 112 = 32% x Quỹ lương đóng bảo hiểm
Sơ đồ hạch toán
Xem thêm bài viết:
Gỡ rối về vấn đề Bảo hiểm (Phần 4)
Các vấn đề chi tiết trong Incoterms 2010 (Phần 1)