Từ điều 18 đến điều 24 tại Luật Doanh nghiệp 2014
quy định về thành lập doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp với những nội dung
chính như sau:
1. Đối tượng có quyền thành lập
doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử
dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ
quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo
ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh
nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý
phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách
pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp
hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,
cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức
vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của
Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng,
chống tham nhũng.
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử
dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh
nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng
ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp
với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập
doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ
đăng ký, thông báo khác theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm
2015 về đăng kí doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp như
sau:
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy
quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp
lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người
thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa
đổi, bổ sung hồ sơ.
Thời gian thành lập doanh nghiệp đã được rút ngắn từ 10 ngày theo Luật
Doanh nghiệp 2005 xuống còn 03 ngày theo Luật mới.
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu
tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định
tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp 2014;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định
pháp luật về phí và lệ phí.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị
mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp
được cấp
lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả lệ phí theo quy định của
pháp luật về phí và lệ phí.
Đăng
kí doanh nghiệp qua mạng điện tử được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử. Phòng Đăng ký kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin, thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua
mạng điện tử.
- Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng
ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có
giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy. Hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo quy định
tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ
sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân,
Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số
quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số
đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị
tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp
vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật
của công ty;
- Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không
phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh
toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang
công ty.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của
chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh
nghiệp.
Bài viết tham khảo:
- Quyền và Nghĩa vụ của Doanh nghiệp trước Pháp luật
- Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp
- Những vấn đề chung về doanh nghiệp
- Người quản lý DN, người Đại diện pháp luật của DN và người đại diện theo ủy quyền
- Giải thể Doanh nghiệp là gì?