Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Chức năng và nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán


Vị trí 
Phòng Tài chính - Kế toán là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Chức năng
Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
- Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Công ty, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.
- Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị.
- Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và nội bộ tại đơn vị.

Chức năng và nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán

Nhiệm vụ 
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể (đối với từng loại hình doanh nghiệp lại có các phần hành kế toán khác nhau), nhìn chung là có các nghiệp vụ liên quan đến:
+ Thực hiện kế toán công nợ.
+ Thực hiện kế toán doanh thu 
+ Thực hiện kế toán chi phí 
+ Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính.
+ Thực hiện kế toán hoạt động khác.
- Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty. Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác thống kê, kế hoạch tài chính theo quy định của công ty
- Thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị .
- Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và của nội bộ công ty:
+ Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch chi tiêu đảm bảo đúng các quy định về định mức chi tiêu của Nhà nước và của Công ty để hoạt động kinh doanh được hiệu quả.
+ Xây dựng các quy định nội bộ về quản lý tài chính: quy trình thu, chi kinh doanh; quản lý tiền vốn, công nợ; Các loại định mức như (định mức hàng tồn kho, tiền lương)... áp dụng trong đơn vị và kiểm tra việc chấp hành các quy định nội bộ này.
+ Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt  đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.
Quyền hạn
- Đôn đốc và yêu cầu các Phòng, cá nhân của Công ty thực hiện các quy định về quản lý tài chính, kế toán.
- Tham gia ý kiến về mặt tài chính đối với công tác kinh doanh và chi tiêu trực tiếp tại đơn vị.
- Có quyền và có trách nhiệm báo cáo và đề xuất với ý kiến với lãnh đạo có thẩm quyền về các vi phạm về quản lý tài chính - kế toán trong phạm vi đơn vị.
Tổ chức bộ máy và quan hệ công tác
- Tùy thuộc vào quy mô hoạt động kinh doanh mà phòng Tài chính - Kế toán của đơn vị sẽ có 1 Trưởng Phòng kế toán (hoặc Kế toán trưởng). và 1 trưởng phòng tài chính, ngoài ra còn có thể có thêm 1 phó phòng kế toán. Kế toán trưởng và trưởng phòng tài chính chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Công ty về mọi hoạt động của phòng. Trưởng Phòng và Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế toán do Giám đốc Công ty đề nghị và quyết định (có thể lấy ý kiến của các Phó Giám Đốc)
- Phòng Tài chính - Kế toán có nhân sự và phân công công việc phù hợp đảm bảo hạch toán đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, nhằm thực hiện tốt các công việc.
Trong phạm vi quy định chung, phòng Tài chính kế toán chủ động quan hệ công tác với các phòng thuộc doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao


Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết về kế toán trong từng loại hình Doanh nghiệp theo các link sau:


Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn