Thông tư 95/2016/TT-BTC
ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế, quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục
đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế,
khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh; đăng ký thuế đối với trường hợp tổ
chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức; trách nhiệm quản lý và sử dụng
mã số thuế.
Các doanh nghiệp
thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với
việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng
dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp
không thành lập theo Luật doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những
nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập
theo Luật doanh nghiệp nhưng chưa được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn
bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện đăng ký thuế theo quy định của Luật quản
lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư này
Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan
thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin định danh của mình (đây là
các thông tin cơ bản để phân biệt người nộp thuế với những người nộp thuế
khác). Với cá nhân thì đó là các thông tin về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ…
Với tổ chức kinh doanh thì đó là các thông tin về tên tổ chức, trụ sở chính, địa
chỉ các cơ sở sản xuất và cửa hàng, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người
đại diện theo pháp luật…
Sau khi người nộp thuế thực hiện các
thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho người nộp thuế một mã số thuế. Mỗi
người nộp thuế có một mã số thuế duy nhất.
Người nộp thuế là doanh nghiệp thực hiện
đăng ký thuế theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã
số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký
kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, mã số thuế là một dãy ký
hiệu được số hóa dùng riêng cho từng người nộp thuế.
Mã số thuế được cấu trúc là một dãy số
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 N11N12N13. Trong
đó:
+ Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng
tỉnh.
+ Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 đợc đánh
số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là số kiểm tra.
+ Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự
từ 001 đến 999 theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập.
Trong các giao dịch với cơ quan thuế
và các giao dịch kinh tế khác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, người
nộp thuế có trách nhiệm ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch.
Hồ sơ đăng ký thuế được chấp nhận, đối
tượng được cấp chứng nhận đăng ký thuế. Từ khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế thì quy
trình, thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế có nhiều thuận lợi hơn. Đối với doanh
nghiệp thành lập mới, việc đăng ký thuế và đề nghị cấp MST được thực hiện ngay
trên mẫu khai đăng ký doanh nghiệp và được thực hiện theo quy trình liên thông
giữa cơ quan cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Khi thông tin về
thuế thay đổi so với đăng ký ban đầu thì đối tượng phải có trách nhiệm thông
báo bổ sung cho cơ quan thuế, đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh
nghiệp thì các thông tin bổ sung cần thực hiện thông báo qua cơ quan cấp chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Các quy định thuận lợi cho người nộp thuế tiếp tục được
kế thừa tại Thông tư số 156/2013/TT – BTC.
Trường hợp thực tế có hoạt động sản xuất,
kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế mà không thực hiện đăng
ký thuế thì đối tượng nộp thuế sẽ bị ấn định thuế.
Xem thêm: Thời gian nộp hồ sơ khai thuế và gia hạn nộp hồ sơ khai thuế