Mục tiêu của thanh, kiểm tra thuế là
phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi sai sót và gian lận thuế của đối tượng nộp
thuế. Các đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai thì một xu hướng tất yếu
là đối tượng tìm mọi cách để giảm gánh nặng thuế của mình, chính vì thế chức năng
thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu trong
quản lý thuế theo chức năng.
Kiểm tra thuế
Được quy định tại Điều 60 đến điều 64
thông tư 156/2013/TT/BTC ngày 6/11/2013.
Mọi hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế đều
được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ
thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Việc kiểm
tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp
thuế.
Nếu hết thời hạn theo thông báo của cơ
quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc
không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng
không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế thực hiện ấn định
số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết hoặc ra quyết định kiểm
tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.
Các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người
nộp thuế được quy định cụ thể tại Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, cụ thể là:
- Kiểm tra đối với trường hợp quy định tại
các Điểm c, d Khoản 3 Điều 77 của Luật Quản lý thuế.
- Kiểm tra đối với trường hợp qua phân
tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế xác định có
dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Các trường hợp kiểm tra trước, hoàn
thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
- Kiểm tra đối với các trường hợp được
lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên
quyết định trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro về thuế.
Đối với người nộp thuế XNK, việc kiểm
tra sau thông quan về thuế gồm:
a) Kiểm tra đối với trường hợp quy định
tại Điểm d Khoản 3 Điều 77 của Luật Quản lý thuế;
b) Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật về thuế;
c) Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá
việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế;
d) Kiểm tra theo chuyên đề do Thủ trưởng
cơ quan hải quan cấp trên quyết định trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro quản
lý về hải quan.
Xử lý kết quả kiểm tra thuế: Kiểm tra
thuế thấy bằng chứng vi phạm pháp luật thuế thì:
- Phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm
hành chính
- Chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra
thuế và bổ sung vào kế hoạch thanh tra nếu có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.
Thanh tra thuế
Được quy định tại Điều 65 đến điều 69
thông tư 156/2013/TT/BTC ngày 6/11/2013.
Các trường hợp thanh tra như sau:
(i)
Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không
quá một lần.
(ii)
Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
(iii)
Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản
lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quyết định thanh tra thuế phải có các
nội dung như sau:
(i)
Căn cứ pháp lý để thanh tra;
(ii)
Đối tượng thanh tra;
(iii)
Nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
(iv)
Thời hạn tiến hành thanh tra;
(v)
Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
Khi thực hiện thanh tra thuế, Đoàn
thanh tra thuế phải có tối thiểu một thành viên là thanh tra viên thuế. Quyết định
thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra chậm nhất là ba ngày làm
việc, kể từ ngày ký.
Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng đoàn
thanh tra thuế và các thành viên được quy định tại Luật Thanh tra.
Xem thêm:
Quyền và lợi ích hợp pháp của DN khi thanh kiểm tra thuế
Quy định chung về kê khai, tính thuế