Kế hoạch thuế là
những kế hoạch về thuế của các đối tượng nộp thuế mà không xem xét kế hoạch thu
thuế của cơ quan quản lý thu thuế.
Kế hoạch thuế là một
công cụ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh mang lại
hiệu quả cao nhất khi xử lý thông tin, dữ liệu để ra các quyết định kinh
doanh.
Sự cần thiết của kế hoạch thuế đối với hoạt động quản trị
doanh nghiệp:
Việc giảm trách
nhiệm thuế theo luật định mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng tại sao các
nhà quản lý nên tìm hiểu cơ sở của kế hoạch thuế?
Đây là một vấn đề
quan trọng đặt ra tại các thời điểm khác nhau đối với các doanh nghiệp khác
nhau và các doanh nghiệp có công ty con hoạt động ở các nước khác nhau.
Nhà quản lý cần phải
có kiến thức về thuế, bởi vì việc tối ưu hóa tổng gánh nặng thuế trong tương
lai là rất quan trọng để đạt được kết quả kinh doanh tốt và do nhà quản lý là
người ra quyết định trong doanh nghiệp. Việc hiểu biết về Luật thuế, Luật Quản
lý thuế và tuân thủ chúng như thế nào cho phép các nhà quản lý ra quyết định
kinh doanh tốt hơn và làm tăng hiệu quả công việc của họ. Nhà quản lý có trách
nhiệm xác định các trách nhiệm thuế của mình hoặc có thể thông qua sử dụng tư vấn
thuế một cách hiệu quả, bởi vì những nhà quản lý có thể nhận ra vấn đề khi nó
phát sinh hoặc từ người tư vấn thuế.
Thuế ảnh hưởng đến
thành công của doanh nghiệp bởi vì các quyết định hàng ngày nhìn chung đều dựa
vào giá trị hiện tại đã được điều chỉnh rủi ro của các dòng tiền sau thuế. Hơn
nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, đóng góp bảo hiểm xã hội,
doanh số bán hàng (giá trị gia tăng, loại hàng hóa và dịch vụ, số tiền bán hàng
thu được) và các loại thuế khác mà hoạt động kinh doanh chịu sự điều chỉnh.
Mặt khác, việc nộp
thuế cho nhà nước là khoản được ưu tiên cao trong các dòng tiền của doanh nghiệp.
Điều này cho thấy thuế không chỉ là một khoản phải thanh toán bắt buộc mà còn
là khoản phải thanh toán nhanh và đúng hạn.
Mục đích của kế hoạch thuế
Phần lớn mọi người
đều suy nghĩ rằng tối thiểu hóa trách nhiệm thuế sẽ là mục đích của kế hoạch
thuế.
Thực ra tối thiếu
hóa trách nhiệm thuế của tổ chức chỉ là mục đích ngắn hạn, thuế chỉ là một nhân
tố trong số rất nhiều nhân tố cần cân nhắc khi hoạch định chiến lược kinh
doanh. Hơn nữa, những chiến lược nhằm làm giảm trách nhiệm thuế của tổ chức thường
gây ra rất nhiều chi phí mà mục tiêu của nhà kinh doanh là làm sao tối đa hóa
giá trị của tổ chức, ví dụ: khi nhà quản lý tập trung vào tiết kiệm thuế mà
không tập trung vào tăng doanh số hàng bán, cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc
tiết giảm chi phí sản xuất và cung ứng dịch vụ thì sẽ không mang lại kết quả là
tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức. Như vậy, chúng ta có thể thấy kế hoạch thuế
nhằm vào tối ưu hóa trách nhiệm thuế hơn là tối thiểu hóa trách nhiệm thuế. Mục
đích ở đây là đạt được lợi ích tối đa từ chi phí và rủi ro.
Hoạch định thuế
còn có thể gây ra rủi ro, bởi vì việc thay đổi hoạt động để tiết kiệm thuế thường
làm tăng chi phí quản lý trong dài hạn và tạo ra những kết quả không ổn định do
Luật thuế có thể thay đổi và thậm chí những quy định về thuế lại không rõ ràng
và khó hiểu. Đối với những hoạt động kinh doanh của công ty tại nhiều nước thì
những sự xem xét đến chính sách thuế của từng quốc gia liên quan cũng cần phải được
thực hiện.
Ví dụ: Tại sao lợi
nhuận kinh doanh đạt được ở Singapore (nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp) lại chưa được chuyển hết về Việt Nam (nơi có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp cao hơn)? Bởi vì, nếu chuyển thu nhập về Việt Nam thì doanh nghiệp
cần phải nộp thêm thuế thu nhập doanh nghiệp và như vậy doanh nghiệp sẽ bị giảm
đi nguồn lực ngay lập tức. Hoặc những hoạt động của công ty tại Hà Nội lại
không được chuyển tất cả lên Lào Cai (nơi được hưởng ưu đãi thuế suất, tức là
có thuế suất thấp hơn Hà Nội)? Một lý do chính đó là chi phí di chuyển hoặc một
số lý do khác quan trọng ảnh hưởng đến quyết định như là lao động, đối tác, nhà
cung cấp, hệ thống hạ tầng, môi trường sống…
Vì vậy, việc tối
thiểu hóa trách nhiệm thuế không phải là mục đích chính nhưng nhiều tổ chức, cá
nhân đã tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để tìm cách thực hiện mà không
quan tâm đến toàn bộ các hoạt động của tổ chức.
Tham khảo thêm:
Quy định chung về kê khai, tính thuế
Quyền và lợi ích hợp pháp của DN khi thanh kiểm tra thuế