Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Khi nào bị cưỡng chế thuế?


CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ

 

Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

(i)        Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn

(ii)      Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế

(iii)    Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

 

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;

b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Việc xử lý vi phạm pháp luật và thuế được dựa trên các quy định của pháp luật thuế, pháp luật hải quan, pháp luật về xử phạt hành chính và pháp luật về hình sự theo nguyên tắc:

- Các sai phạm về thủ tục hành chính thì xử phạt theo kênh pháp luật hành chính theo Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Thông tư hướng dẫn số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013);

- Các sai phạm về thủ tục hành chính và nội dung của hoá đơn thực hiện theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hoá đơn (Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014).

- Các sai phạm về hành vi hành chính dẫn đến khai sai thuế, khai thiếu thuế thì tính lại thuế để thu đủ số thuế thiếu (truy thu tiền thuế); phạt tiền 20% số thuế khai thiếu, đồng thời tính tiền chậm nộp thuế tuỳ thuộc vào thời gian chậm nộp thuế (0,05%/ngày).

- Các vi phạm hành chính về thuế dẫn đến trốn lậu thuế (bao gồm cả gian lận số thuế được hoàn) thì ngoài việc xử lý truy thu số tiền thuế trốn lậu, người nộp thuế còn bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số thuế trốn lậu.

- Trường hợp gian lận thuế, trốn lậu thuế có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ sang các cơ quan bảo vệ pháp luật để điều tra, xử lý hoặc khởi tố theo quy định của pháp luật về hình sự.

 Xem thêm: Đăng ký thuế là gì?



Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn