Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn

Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết


Định nghĩa các bên liên kết

Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017, các bên có mối quan hệ liên kết khi một bên nắm nắm giữ ít nhất 25% vốn góp chủ sở hữu của bên kia. Tỷ lệ này theo Thông tư 66/2010/TT-BTC là 20%. Ngoài ra Nghị định 20/2017/NĐ-CP cũng loại bỏ các định nghĩa về bên liên kết của Thông tư 66/2010/TT-BTC liên quan đến hai bên có các giao dịch chiếm tỷ trọng trên 50% của tổng doanh thu hoặc tổng giá trị mua đầu vào của một trong hai bên. Các qui định về giá chuyển nhượng của Việt Nam cũng áp dụng đối với các giao dịch liên kết thực hiện trong nội địa Việt Nam.

Giá giao dịch liên kết

Các quy định pháp luật về giá chuyển nhượng của Việt Nam hiện được quy định trong Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010. Tuy nhiên từ ngày 1 tháng 5 năm 2017, Thông tư 66/2010/TT-BTC sẽ bị thay thế bởi Nghị định 20/2017/ND-CP. Nghị định 20/2017/ND-CP dựa một phần vào Thông tư 66/2010/TT-BTC và bổ sung cách diễn giải của một số điều khoản hiện hành, cũng như giới thiệu thêm một số khái niệm và nguyên tắc từ Hướng dẫn về Xác định giá giao dịch liên kết của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Chương trình Hành động về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS).

Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết

Các phương pháp được chấp thuận để xác định giá thị trường tương đồng với các nguyên tắc do Tổ chức OECD thiết lập trong Hướng dẫn về Xác định giá giao dịch liên kết cho các Công ty Đa quốc gia và các Cơ quan Thuế, cụ thể là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi, phương pháp tách lợi nhuận và phương pháp so sánh lợi nhuận.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được yêu cầu kê khai thông tin về các giao dịch liên kết và phương pháp xác định giá đã sử dụng cho các giao dịch này, cũng như xác nhận giá giao dịch tuân theo giá giao dịch độc lập (hoặc tự xác định lại) trong Tờ khai thông tin về Giao dịch liên kết nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm. Nghị định 20/2017/ND-CP nhấn mạnh rằng phương pháp xác định giá phải đảm bảo rằng không làm giảm thu ngân sách nhà nước, điều này có thể được diễn giải rằng các điều chỉnh giảm không được chấp thuận. Nghị định 20 cũng ban hành mẫu tờ khai mới yêu cầu kê khai thêm nhiều thông tin chi tiết khác, bao gồm báo cáo lãi lỗ được tách ra giữa các giao dịch liên kết và giao dịch độc lập.

Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP, cơ quan thuế có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu nội bộ để xác định trị giá giao dịch liên kết nếu doanh nghiệp được cho là không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định.

Doanh nghiệp chỉ phát sinh giao dịch liên kết với các bên liên kết trong nước có thể được miễn nghĩa vụ kê khai các giao dịch liên kết đó trong mẫu tờ khai mới với điều kiện các bên có cùng thuế suất thuế TNDN và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế.

Các doanh nghiệp có giao dịch với các bên liên kết cũng phải soạn lập và cập nhật Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Nghị định 20 đưa ra yêu cầu về Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo ba cấp đối với các doanh nghiệp đa quốc gia nhằm thu thập thêm thông tin hoạt động kinh doanh, cụ thể là hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu, hồ sơ quốc gia và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Hồ sơ kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo ba cấp phải được soạn lập trước ngày hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN, nghĩa là các doanh nghiệp chỉ có 90 ngày (từ ngày kết thúc năm tài chính) để hoàn tất các hồ sơ này.

Doanh nghiệp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong một số trường hợp sau:

Có doanh thu dưới 200 tỷ đồng và thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, cũng như đạt tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau: phân phối (từ 5%); sản xuất (từ 10%); gia công (từ 15%).

Có tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng; hoặc đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (“APA”) và nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về APA;

Trong giai đoạn đầu năm 2017, Tổng Cục Thuế đang trong đàm phán với một số doanh nghiệp có hồ sơ xin áp dụng cơ chế thỏa thuận giá trước.


Xem thêm:

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế 

Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán chung trong doanh nghiệp dịch vụ





Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn